Trước khi đến với lĩnh vực ngân hàng, ông Bê đã có hơn 20 năm kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh lâm sản, chiếu xạ thực phẩm, bệnh viện và bất động sản.

Năm 2015 đánh dấu chặng đường 10 năm đến với lĩnh vực ngân hàng của ông Trầm Bê. Từ Phương Nam đến Sacombank, ông Bê đã để lại dấu ấn cá nhân rất rõ nét đối với cả 2 ngân hàng này.

Tuy nhiên, khi 2 ngân hàng đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để sáp nhập thì cũng là lúc ông Trầm Bê chuẩn bị chia tay với lĩnh vực này.

{keywords} 

Sau sáp nhập, ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị điều hành đồng thời tự nguyện ủy quyền vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện toàn bộ quyền cổ đông.

Từ bất động sản đến chiếu xạ, y tế

Trước khi đến với lĩnh vực ngân hàng, ông Bê đã có hơn 20 năm kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh lâm sản, chiếu xạ thực phẩm, bệnh viện và không thể không kể đến lĩnh vực bất động sản.

Hầu hết các lĩnh vực này vẫn được ông Bê cùng các thành viên trong gia đình duy trì cho đến hiện tại.

Những công ty mang dấu ấn đậm nét của ông Trầm Bê có thể kể đến như Công ty chiếu xạ Sơn Sơn, Bệnh viện Triều An, Đầu tư Xây dựng Bình Chánh – BCCI, xây dựng Hàm Giang… Tại hầu hết các công ty này, ông Bê thường chỉ giữ vai trò là một thành viên Hội đồng quản trị chứ không giữ chức vụ chủ tịch hay Tổng giám đốc.

Ông Trầm Bê được miêu tả là người nhạy bén với những thị trường còn bỏ ngỏ, nên hầu như ông luôn tạo ra được thế độc quyền ban đầu khi tham gia vào bất cứ ngành nghề nào.

{keywords}

Một số doanh nghiệp liên quan đến ông Trầm Bê

Điển hình cho việc này là thành lập công ty Sơn Sơn – công ty đầu tiên tham gia vào thị trường chiếu xạ thanh long xuất khẩu vào đầu những năm 2000. Công ty Sơn Sơn giữ thế độc quyền thị trường này đến tận năm 2009 khi có thêm chiếu xạ An Phú thâm nhập thị trường.

Công ty Sơn Sơn hiện có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng, do con trai cả của ông Bê là ông Trầm Trọng Ngân điều hành.

Hoạt động kinh doanh bất động sản của ông Trầm Bê chủ yếu liên quan đến các dự án tại khu vực quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Một trong những công ty ông Bê gắn bó lâu nhất là CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) - sở hữu quỹ đất cùng với 20% cổ phần của hệ thống siêu thị Big C An Lạc.

Ông Bê tham gia HĐQT của BCCI từ năm 1999 và hiện giữ 3% cổ phần của công ty này, trị giá gần 60 tỷ đồng.

Ông Trần Ngọc Henri, một cộng sự lâu năm của ông Trầm Bê, hiện đang vị trí Chủ tịch của BCCI. Ông Bê cùng các cổ đông có liên quan như ông Trần Ngọc Henri và Ngân hàng Phương Nam đang sở hữu hơn 23% cổ phần của BCCI.

Ông Trần Ngọc Henry là một cộng sự lâu năm của ông Trầm Bê, hiện đang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhiều công ty liên quan đến ông Bê như BCCI, Bệnh viện Triều An, Công ty Thương mại Địa ốc Bình Chánh (BC-Res).

Bệnh viên Triều An là một trong những bệnh viện tư nhân đa khoa chuyên sâu quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam với doanh thu mỗi năm đạt gần 400 tỷ đồng.

Là người kinh doanh đa ngành lại ít khi trực tiếp đứng tên sở hữu hoặc trực tiếp điều hành nên những công ty trên có thể chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản của ông Trầm Bê. Và một khi đã rời khỏi ngành ngân hàng, vị doanh nhân này có thể sẽ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh khác của mình cũng như các hoạt động từ thiện. Là một phật tử, ông Trầm Bê và gia đình đã chi nhiều tiền cho công tác từ thiện như xây trường học, xây chùa…

(Theo Infonet)