Quản lý tài chính gia đình không tốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Dưới đây là những sai lầm về quản lý tài chính gia đình cần tránh...

Tiêu tiền “vô tội vạ”

Phụ nữ thường là nạn nhân của hiện tượng mà các chuyên gia gọi là “sự mơ hồ tài chính”. Điều đó có nghĩa là bạn không biết những đồng tiền của mình đã được tiêu vào các khoản nào. “Kiểm soát chặt chẽ tiền bạc chưa chắc giúp bạn giàu lên nhanh chóng nhưng nó khiến bạn chủ động hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ mua được những thứ mình cần ở một thời điểm định sẵn nhờ vào việc tính toán rõ ràng các khoản chi tiêu”

Giải pháp:

- Đặt ra mục tiêu cụ thể: Nếu không có mục tiêu cụ thể trong chi tiêu cũng giống như bạn đang tham gia một cuộc đua mà không biết đâu là đích đến. Để giải quyết chuyện này, bạn hãy viết ra những mục tiêu chi tiêu ngắn hạn (mua tivi, tủ lạnh, các thiết bị trong nhà, đi du lịch …) và mục tiêu dài hạn. Hãy tính toán những thứ bạn cần chi và lên kế hoạch tiết kiệm hàng tháng. Tốt nhất, bạn nên mở một tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng để tiền tiết kiệm của mình tự sinh sôi nảy nở.

- Ngăn tiền “rò rỉ”: Trung bình, một người phụ nữ tốn khoảng 1 triệu đồng/tháng cho những “chi tiêu bí ẩn”. Gọi là “bí ẩn” vì họ không thể giải thích được số tiền đó biến đi đâu mất. Đó là hậu quả của việc chi tiêu tùy hứng và không ghi chép lại.

Nếu bạn ngại ghi chép, hãy sử dụng những phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý chi tiêu. Nó có thể giúp bạn theo dõi tất cả các chi phí dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Các biểu đồ cũng sẽ giúp bạn biết được mình đã tiêu bao nhiêu tiền vào khoản nào.

{keywords}

Quản lý tài chính gia đình không tốt về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Chưa vội tiết kiệm

Cho dù nền kinh tế đang đi lên hay xuống, những ai có ý thức tiết kiệm và đầu tư từ sớm sẽ luôn có tiềm lực tài chính vững chắc hơn.

Giải pháp:

- Đầu tư ngay từ bây giờ: Có một cách đơn giản để đầu tư – hãy mở một tài khoản nghỉ hưu cá nhân trong ngân hàng. Làm như vậy, khi nghỉ hưu, bạn không chỉ có được số tiền để dành mà số tiền đó còn tự sinh lãi thêm”.

- Lập quỹ khẩn cấp: Những ngày cuối năm này, nếu bị mất việc, bạn có thể “ăn không ngồi rồi” suốt vài tháng trời, vì thế các chuyên gia khuyến cáo bạn phải có tiền tiết kiệm đủ chi tiêu trong vòng 9 tháng. Nếu bạn thấy số tiền tiết kiệm không đủ chi tiêu trong 1 năm, hãy bắt đầu từ ngay bây giờ. Thậm chí mỗi tháng, bạn chỉ cần bỏ vào tài khoản tiết kiệm 1 triệu đồng cũng có thể giúp tình hình an toàn hơn.

Không ghi lại các khoản chi tiêu

Ghi lại các khoản chi phí cho sinh hoạt, mua sắm là điều hoàn toàn cần thiết, nhưng thường dễ bị phụ nữ bỏ qua. Hãy ghi lại các khoản chi tiêu đó vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình và đối chiếu với các tháng khác. Từ đó bạn có thể tự mình đánh giá, xem các khoản chi tiêu nào là cần thiết, không cần thiết và đề ra biện pháp chi tiêu hợp lý hơn.

Không phân rõ trách nhiệm của mỗi người

Đối với một cặp vợ chồng, quản lý tài chính của mình như thế nào, không có “đáp án chính xác”, nhưng thế không có nghĩa là nói vợ chồng không có biện pháp phân chia trách nhiệm nghiêm trọng trong quản lý tài chính, ít nhất toàn bộ tư tưởng chỉ đạo dưới đây là một căn cứ.

- 2 bên vợ chồng đều có tiền riêng của mình

Bất kể vợ chồng có làm việc hay không, mỗi bên đều giữ giữ sổ tài khoản chi và tài khoản tín dụng của mình. Mỗi bên vợ chồng đều có không gian riêng. Đây không phải là việc giấu giếm, bởi vì mỗi bên đều có một riêng tư cần giữ kín. Có tài khoản của mình, cho chúng ta cảm giác không gian cá nhân vô cùng quan trọng.

- Mỗi cặp vợ chồng cần có tài khoản chung

Cho dù mỗi bên vợ chồng nên có tài khoản độc lập của mình trong ngân hàng. Tuy nhiên cả 2 cần có tài khoản chung để đảm bảo cuộc sống đến khi về già.

- Phân rõ ai phụ trách khoản chi nào

Nếu không phân rõ ai chi trả khoản nào, giữa 2 vợ chồng rất dễ xảy ra cảnh “tôi cứ tưởng anh đã chi trả khoản này”.

(Theo ĐSPL)