- Tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp về chính sách lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH tổ chức, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết: “VCCI đang lấy ý kiến của các hiệp hội về phương án tăng lương tối thiểu năm 2016, để đưa ra thương lượng tại Hội đồng tiền lương quốc gia, mức tăng dự kiến chỉ hơn 10%”.

Thực tế, việc tăng lương đang là vấn đề khó giữa DN và đại diện người lao động. Chính vì thế, với mức dự báo là 10% này, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, cũng cho biết: cuối tháng này, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp và tháng 10 sẽ trình Chính phủ về mức tăng lương tối thiểu năm 2016.

{keywords} 

Theo ông Huân, "mức tăng lương năm 2016 chắc chắn phải tính toán kỹ vì từ năm này, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tiến dần đến tổng thu nhập, khiến doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản lớn… nên phải tính toán mức tăng lương cho hợp lý”.

Ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Hiện nay tiền lương chỉ mới đáp ứng 60 % mức sống tối thiểu của người lao động".

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là vấn đề rất lớn và nhạy cảm, có ý nghĩa quan trọng đối với cả phía sử dụng lao động, người lao động cũng như tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của nước ta thời điểm hiện nay.  Về cơ bản, điều chỉnh lương tối thiểu vùng phải đảm bảo được 2 yếu tố là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và vẫn duy trì được tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

PV