Các cụ bảo "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" quả chẳng sai, cô công nhân may 22 tuổi hàng tháng chỉ tiêu tất cả chỉ 2 triệu vì có cách cực tiết kiệm.

Đó chính là cô gái Nguyễn Thị H.Y, 22 tuổi quê ở Thanh Oai, Hà Nội. Hiện Y đang ở trọ và là công nhân của một xưởng may trên địa bàn Hà Đông, Hà Nội.

Lương 5 triệu phụ giúp mẹ 3 triệu/tháng

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp, vì thế H.Y chỉ được học hết cấp 3.

19 tuổi, cô gái này đã theo bạn bè ra Hà Đông đi làm công nhân cho một xí nghiệp may lớn trên địa bàn từ đó đến nay.

{keywords}
Chi tiêu 2 triệu mỗi tháng. Chuyện khó tin ở Hà Nội.

Vì đây là xí nghiệp may xuất khẩu ra nước ngoài nên giờ giấc đi làm của Y rất nghiêm ngặt. Y thường phải có mặt ở xí nghiệp lúc 7 giờ và ra về lúc 4h30 hàng ngày. Những thời điểm nhiều hàng, cũng như bao công nhân khác, Y phải ở lại tăng ca hay đi làm vào cuối tuần. Hiện lương cứng của Y được 5 triệu. Nếu tăng ca nhiều, thì lương của Y giao động từ 5-6,5 triệu/tháng.

Theo cô công nhân may chia sẻ: “Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, 2 năm trước bố mình mất nên mình thường phụ mẹ nhiều. Việc đầu tiên mỗi lần mình lấy lương xong là ra cây ATM rút luôn 3 triệu bỏ riêng ra. Ngay cuối tuần đó, mình sẽ về quê đưa cho mẹ để mẹ chi tiêu luôn. Chỉ còn lại 2 triệu để tiêu hàng tháng, mình sẽ cố gắng xoay xỏa trong khoản này”.

Lời giải "bài toán" 2 triệu chi tiêu

Nhà trọ: 400 ngàn đồng/tháng

Lý giải tiền nhà trọ vì sao thấp, Y bảo rằng, cô và 2 người bạn cùng tổ may thuê nhà trọ giá rẻ gần ngay xưởng. Nhà trọ nhỏ, chỉ lợp mái tôn nên tổng số tiền chỉ hết 1,2 triệu/tháng/3 người.

Tiền điện nước: 50 ngàn đồng/tháng

Vì gần như đi làm suốt ngày, chỉ có buổi tối về nhà ăn rồi ngủ hoặc thậm chí có hôm tăng ca phải làm đến gần 10 giờ đêm mới về nên 3 người ở nhà trọ không tốn tiền điện nước là bao. Mỗi tháng, 1 người chỉ phải gộp vào đóng tầm 50 ngàn đồng cho điện nước.

Tiền xăng xe: 50 ngàn đồng/tháng

Vì thuê nhà trọ ở gần xưởng nên Y đi bộ tớ chỗ làm, không phải mất tiền xăng xe. Mỗi tháng, Y chỉ mất khoảng 50 ngàn tiền xăng xe cho 1 lần về quê + đi loanh quanh đến chỗ bạn gần đó chơi.

Tiền ăn sáng tối: 1 triệu/tháng

Đi làm, Y cũng ăn trưa ở xưởng. Nếu hôm nào tăng ca thì Y cũng ăn tối ở xưởng luôn. Vì thế tiền ăn mỗi tháng Y và 2 người bạn thống nhất mỗi người nộp 1 triệu tiền ăn. Tổng tiền ăn 3 triệu/3 người/tháng để ăn 2 bữa nên vẫn đủ chất.

Tiền mua sắm, điện thoại + tiêu linh tinh trong tháng: 500 ngàn đồng

Vì còn trẻ nên bạn bè của Y cũng chưa có nhiều người cưới xin. Bởi thế Y đỡ được khoản này. 500 ngàn đồng còn lại, Y dành để nạp thẻ 100 ngàn đồng (Y chỉ nạp lúc có khuyến mãi để tài khoản tăng lên). Số tiền còn lại Y để chi tiêu hay mua sắm. Ngoài mặc đồng phục khi đi làm, tháng thì Y mua quần áo rất hạn chế và luôn trong khuôn khổ. Thỉnh thoảng có thể "thưởng" cho mình thỏi son dưỡng môi hay kem dưỡng da. Tất nhiên, Y toàn mua sắm hàng chợ rẻ tiền khoảng từ vài chục ngàn đến 200 ngàn/sản phẩm.

Nói về khoản chi tiêu chỉ 2 triệu/tháng của mình, Y nói: “Những điều mình chia sẻ trên hoàn toàn sự thật. Mình cũng là đứa con gái biết tiết kiệm. Mình chỉ sống tiết kiệm chứ không ki bo nhé”.

Và tiết kiệm được 500-1,5 triệu/tháng

Khi được hỏi về số tiền tiết kiệm từ việc tăng ca làm thêm mỗi tháng, Y cũng thành thật nói: “Mỗi tháng, tùy theo hàng về nhiều ít mà bọn mình phải làm thêm nhiều hoặc ít công. Song tháng nào ít, số tiền tăng ca cũng được thêm khoảng 500 ngàn đồng. Tháng nào tăng ca liên tục thì số tiền làm thêm khoảng 1- 1,5 triệu. Số tiền này, cứ tháng nào được bao nhiêu, mình chuyển hết vào tài khoản tiết kiệm”.

Sau 4 năm đi làm, tài khoản tiết kiệm của cô công nhân may biết chi tiêu tiết kiệm này cũng được khoảng gần 60 triệu.

Đến nay, sau 4 năm đi làm, tài khoản tiết kiệm của cô công nhân may biết chi tiêu tiết kiệm này cũng đã được khoảng gần 60 triệu. Cô bày tỏ: “Số tiền này, mình để phòng khi ốm đau, chẳng may thất nghiệp hoặc có "chút vốn" cho sau này lấy chồng”.

(Theo Đẹp/Mask)