Sau hai năm không đại hội, ngày 10/11, Tổng công ty CP Sông Hồng tổ chức ĐHCĐ nhưng với kết quả kinh doanh không khả quan, nhiều cổ đông đã có ý kiến bức xúc.

Là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá từ 2010, đến nay nhà nước vẫn nắm giữ hơn 70% vốn điều lệ. Trong mấy năm qua, DN này kinh doanh khó khăn, bị lỗ, không chia cổ tức. Bên cạnh đó, DN cũng không tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.

Tại ĐHCĐ lần này, điều mà các cổ đông bức xúc là việc đề xuất thông qua mức lương của lãnh đạo lên tới 31triệu đồng/tháng.

{keywords}

Nhiều cổ đông bức xúc: Hai năm chưa tổ chức Đại hội cổ đông, đã thông qua và chi lương. Mức lương cao như thế nên xem lại, làm ăn không hiệu quả thì phải tính giảm biên chế”

Một cổ đông cũng là người nhiều năm gắn bó với DN này là ông Nguyễn Quang Mẫn nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Sông Hồng cho rằng, nhà nước giao vốn mà không có lãi thì như thế nào? Sau 3 năm không có lãi liên tiếp thì phải từ chức?

Trước những bức xúc của các cổ đông, ông Đặng Tiên Phong – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Sông Hồng đã giải trình và hứa hẹn sang năm 2015 sẽ có lãi để chia cổ tức.

Có mặt tại ĐHCĐ, đại diện Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp – Bộ Xây Dựng cũng cho rằng, cổ đông góp vốn, đến ĐHCĐ là mong muốn bàn về kế hoạch kinh doanh và xem có lợi tức mang về hay không?. Đó là vấn đề cần phải tập trung bàn bạc.

Khi được hỏi vì sao đến bây giờ mới tổ chức ĐHĐCĐ thì ông Đặng Tiên Phong CT.HĐQT lại cho rằng: “cái này là do BXD quyết”. Trong lúc quốc hội và cử tri đang họp bàn về về hiệu quả của các DN có vốn nhà nước thì ở nơi đây lại như thế, BXD nghĩ gì về vai trò của người đại diện phần vốn nhà nước tại Tcty này?

Là một Tổng công ty đã từng có những thành công nhất định trong quá khứ, nhưng với một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mang tính hình thức liệu có đưa Tổng công ty CP Sông Hồng vượt qua được những khó khăn trước mắt và lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, của các cổ đông hay không? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực lãnh đạo của Hội đồng quản trị nơi đây.

PV