Du lịch trực tuyến đang bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam khi có tới 1/3 dân số sử dụng Internet. Tuy nhiên, các công ty du lịch trực tuyến (OTA- Online Travel Agent) trong nước lại phải đối mặt với vô vàn thách thức. 

Những thách thức OTA trong nước phải đối mặt 

Với số lượng người sử dụng Internet chiếm tới 1/3 dân số cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty du lịch trực tuyến (OTA- Online Travel Agent). 

Bởi luôn được coi là một thị trường tiềm năng nên trong những năm gần đây nên các OTA nước ngoài lớn như Booking.com, Expedia, Agoda.. đã đầu tư phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Với nguồn lực tài chính không lồ cho quảng cáo và tiếp thị, các công ty này luôn lấn át OTA trong nước về định vị thương hiệu. 

{keywords}
Các website đặt phòng trực tuyến đang ngày càng được khách hàng Việt ưa chuộng

Thói quen mua sắm của đa số người Việt cũng là một rào cản lớn với các công ty du lịch trực tuyến. Có khoảng 70% khách du lịch từ 25 tuổi trở lên muốn được thanh toán bằng tiền mặt, 65% khách du lịch có thói quen tự đặt phòng trực tiếp tại khách sạn. Bên cạnh đó cơ chế tính phí cho thanh toán trực tuyến khá lớn và đôi khi còn phi lí; hơn nữa đại đa số người Việt vẫn chưa quen với dịch vụ này. 

Đối thủ tiếp theo của các OTA chính là đối tác của họ - các khách sạn. Thông thường, giá phòng của các khách sạn được bán theo mức tăng dần với thứ tự: OTA, các công ty lữ hành, khách đặt phòng trực tiếp trên website và cuối cùng là khách vãng lai. 

Khi hợp tác với công ty du lịch trực tuyến, khách sạn sẽ được hỗ trợ quảng bá thương hiệu nhưng phải cắt hoa hồng khá lớn cho các OTA. Chính vì vậy, nhiều khách sạn vừa hợp tác với các OTA nhưng vẫn tập trung đẩy mạnh phát triển website của mình nhằm tăng thêm phần lợi nhuận từ khách hàng trực tiếp. 

Bên cạnh đó không thể không kể tới những công ty Groupon như nhommua, muachung, hotdeal… Với kinh nghiệm về kinh doanh thương mại điện tử lâu năm nên họ luôn có lợi thế về mặt truyền thông và có được hợp đồng giá tốt với một số khách sạn và điều hành tour. Đây cũng chính là những đối thủ đáng gờm của OTA trong nước. 

Vươn lên bằng sự khác biệt 

Với lợi thế là doanh nghiệp Việt nên hầu nên các OTA thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và thường có giá tốt với các đối tác trong nước hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Tiếp đó, vì là công ty chuyên về lĩnh vực du lịch, nên những OTA có lợi thế về hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ để có thể tư vấn cho khách hàng tốt hơn so với công ty Groupon cung cấp hàng trăm mặt hàng khác nhau. Về vấn đề thanh toán, OTA trong nước cung cấp đa dạng hình thức: thanh toán tại văn phòng, tại nhà, chuyển tiền ngân hàng, và bằng thẻ quốc tế… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và tin trưởng dịch vụ hơn. 

Quan trọng hơn, các OTA cũng phải vươn lên bằng sự khác biệt để tạo dựng chỗ đứng của mình trên thị trường. Một trong những ví dụ điển hình là công ty du lịch trực tuyến Bestprice.vn . 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Khúc Tân Dũng - Giám đốc Công ty du lịch Bestprice cho biết: “Với Bestprice.vn, chúng tôi có hướng đi riêng để khẳng định thương hiệu của mình là cung cấp đa dạng dịch vụ du lịch để khách hàng tiêt kiệm thời gian và nhận được ưu đãi cộng gộp. Bên cạnh những chương trình khuyến mại hấp dẫn, chúng tôi tập trung xây dựng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chu đáo nhằm đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Hơn nữa nếu đặt dịch vụ tại BestPrice, khách hàng luôn được đảm bảo có giá tốt hơn khi liên hệ trực tiếp với khách sạn.” 

{keywords}
Bestprice đã khẳng định được chỗ đứng bằng “Top 10 nhãn hiệu – thương hiệu nổi tiếng 2014”cho lĩnh vực du lịch 

Có thể nói nếu những công ty OTA trong nước xác định rõ thế mạnh và hướng đi riêng thì sẽ có chỗ đứng cho riêng mình trên thị trường, tạo dựng được thương hiệu vũng chắc, tạo niềm tin cho khách hàng.

Thanh Tú