- Tháng 11/2014 VNA sẽ bán CP lần đầu tiên ra công chúng (IPO), theo giá phê duyệt trong phương án Bộ GTVT trình Chính phủ giá khởi điểm là 22.300 đồng/cổ phần.

Theo ông Phạm Ngọc Minh - Tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA), phương án CPH của hãng đã được Chính phủ thông qua. Theo đó, Chính phủ sẽ giữa chi phối tuyệt đối phân kỳ theo giai đoạn, giai đoạn đầu Chính phủ vẫn nắm 75%, sau khi tăng vốn vẫn chiếm 65%.

VNA đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược và đã có hơn một hãng hàng không nước ngoài đang quan tâm đến VNA.

Về mục đích của việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, ông Minh nói rõ là để nhà đầu tư đồng hành cùng VNA trong quá trình phát triển dài hạn, chia sẻ lợi ích, phát triển hãng hàng không VN với các giá trị cốt lõi là hàng không, chứ không phải như kiểu đầu tư bất động sản, ngân hàng.

{keywords}

“Giá trị cốt lõi ở đây là đội tàu bay, mạng đường bay tương đối tiếp cận công nghệ hiện đại, cơ sở khách hàng trên 750.000 hội viên.

Nếu một hãng hàng không đặt vấn đề thành cổ đông chiến lược của VNA, họ sẽ không cần phát triển mà có thêm được mạng đường bay rất lớn cũng như hội viên khách hàng. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên....”, ông Minh nói.

Đối với tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược, Tổng giám đốc VNA cho biết, hãng đặt ra tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, cam kết lâu dài xây dựng và phát triển VNA chứ không phải với mục tiêu ngắn hạn. Thông qua NĐT có tiềm lực hãng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường phát triển, tiếp cận các nguồn công nghệ mới mà VNA đang khó khăn...

Ông Trần Thanh Hiền, trưởng ban Tài chính kế toán VNA cho biết : Tháng 11/2014 VNA sẽ bán CP lần đầu tiên ra công chúng (IPO), theo giá phê duyệt trong phương án Bộ GTVT trình Chính phủ là 22.300 đồng/Cổ phần. Và VNA đã có tờ trình Bộ trưởng GTVT trình Chính phủ xem xét phê duyệt mức giá khởi điểm dựa trên cơ sở các tổ chức tư vấn quốc tế đưa ra là 22.300 đồng/cổ phần.

Khi được hỏi VNA đặt kỳ vọng gì vào vị thế của mình sau CPH, nhất là khi tách dần khỏi “bầu sữa” Nhà nước liệu hãng sẽ gặp khó khăn gì?

Ông Minh cho rằng, mục tiêu CPH của VNA là thay đổi hoàn toàn diện mạo của hãng, không chỉ đội tàu bay, mà cả công nghệ, phương thức điều hành hiện đại, tiện nghi lợi ích cho khách hàng. Đến cuối năm 2015 khi VNA định hình đội tàu bay 787, 350 bay xuyên lục địa lúc đó sẽ có quy mô chuẩn về công nghệ, dịch vụ.

So sánh sự ưu tiên của Nhà nước dành cho VNA với các hãng hàng không khác, ông Minh cho rằng, hiện nay hãng hàng không tư nhân “sướng hơn” hàng không nhà nước. Bởi, thực tế các hãng tư nhân được ưu tiên sử dụng hạ tầng chứ không còn như trước đây. Thậm chí hiện nay máy bay của VNA còn phải đậu xa hơn các hãng khác tại sân bay.

Ông Minh cũng cho biết thêm, khi CPH VNA sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực hệ thống dịch vụ đồng bộ như sửa chữa, bảo dưỡng, suất ăn… Đồng thời vẫn cam kết nghĩa vụ của VNA trong các hãng hàng không thành viên như Jetat facific, Hãng hàng không quốc gia Campuchia (49%), Vasco.

Đặc biệt với Hãng hàng không giá rẻ Jetar pacific, VNA vẫn sẽ giữ cổ phần áp đảo (VNA nắm CP 70%) và sẽ không thoái vốn xuống dưới 50%.

Vũ Điệp