Để có hơn 300 “Ông bình vôi” ăn trầu cổ đủ loại kích cỡ, màu sắc và chất liệu niên đại từ thế kỷ 18, 19, ông Trần Quốc Đoàn, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ đã chi hàng tỷ đồng sưu tầm.

{keywords}

Ngôi nhà của ông Đoàn ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ trưng bày hàng trăm cổ vật quý giá, trong đó phần lớn là các "Ông bình vôi" xưa.


{keywords}

Với giới chơi cổ vật ở đất Tây Đô, ông Đoàn được mệnh danh là “vua” bình vôi cổ, vì có số lượng nhiều nhất, lên đến hơn 300 chiếc.


{keywords}

Ông Đoàn cho biết: “Kho báu” cổ vật của anh có được là nhờ vào cơ sở sản xuất tương, chao gia truyền của người cha để lại.

{keywords}

Ông Đoàn có gần 20 năm sưu tập đồ cổ, đặc biệt là bình vôi ăn trầu. "Trong một lần tình cờ đọc được tài liệu nói về cổ vật, nhất là tài liệu của nhà nguyên cứu Vương Hồng Sển về những giá trị văn hóa của bình vôi, cơi trầu nên tôi rất mê. Vừa sản sản xuất chao, tương vừa lặn lội khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm mua cho bằng được những cổ vật này".

{keywords}

Đây là một bình vôi tráng men xanh vào thế kỷ 18. "Người Nam bộ xưa phần lớn đều ăn trầu. Trầu cau cũng đóng vai trò mai mối se duyên. Trong ngày cưới càng không thể thiếu mâm trầu bình vôi. Trong khi các cụ ăn trầu quét vôi thì cô dâu chú rễ cũng dâng mâm trầu cau khẳng định sự gắn bó bên nhau suốt đời. Cũng từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, từ cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn như “Ông bình vôi” chứa cả mấy ký vôi", ông Đoàn chia sẻ thêm cơ duyên sưu tầm bình vôi cổ của mình.

{keywords}

“Ông bình vôi” có mặt hầu hết các gia đình người Việt cổ, không những “Ông” giữ cho vôi luôn được nóng để giúp các cụ ăn trầu ngon miệng, mà còn là người chứng kiến bao thăng trầm của nhiều thế hệ gia chủ.

{keywords}

Bình vôi xưa cũng được sản xuất theo cấp bật, gốm sứ xanh trắng, có hoa văn họa tiết họa cầu kỳ dành cho chủ cả, bá hộ, loại trơn dành cho dân thường, loại màu xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc dành cho quan lại địa chủ, có cả những loại được làm bằng đồng thao.

{keywords}

Hiện nay, bộ sưu tập “Ông bình vôi” của ông Đoàn có trên 300 cái với đủ loại kích cỡ, màu sắc và chất liệu, hầu hết được sản xuất từ thế kỷ 18 và 19 ở Việt Nam, Trung Quốc, Chăm, Khrme và kể cả của người Chiêm Thành.

{keywords}

Hầu hết các “Ông bình vôi” đều có quai xách, được chạm vẽ nhiều họa tiết hình hoa, cá, long, lân, quy, phụng, hổ… Bình vôi thường có một miệng để đổ vôi vào và lấy vôi ra ăn bằng cây chìa vôi (được làm bằng đồng phía trên có nút gù, vừa để cầm vừa để bịt kín miệng bình vôi không cho gió lọt vào làm đông vôi.

{keywords}

Ngoài các “Ông bình voi” được làm bằng men, gốm sứ…bộ sưu tập của ông Đoàn còn nhiề bình vôi bằng đồng có vào thời đầu Pháp thuộc.

{keywords}

Cùng với bộ bình vôi cổ quý hiếm, ông Đoàn còn sở hữu bộ men Lâm Quế trên 100 món gồm: tô chén đĩa, tách… có từ thời vua Gia Long về sau,

{keywords}

.... và trên 100 tấm sắc phong của triều Nguyễn.

{keywords}

Ngoài ra bộ sưu tập của ông còn hàng trăm loại ché rượu, bình hoa, mặt rồng, đèn Tây… thuộc dòng gốm Cây Mai của đất Sài Gòn, gốm Biên Hoà, Bát Tràng xưa.

{keywords}

Trong đó quý nhất là chiếc đôn tứ qúy “Mai, Lan, Cúc, Trúc” thuộc dòng gốm Cây Mai được chạm khắc công phu với nhiều hoạ hoa văn đắp nổi được coi là hàng “độc”.

{keywords}

Nhiều khay trầu cổ cẩn ốc xà cừ, sừng tê giác và trên chục cái đèn “tọa đăng” - đèn đế cao của Pháp....

{keywords}

Tham quan nhà trưng bày của ông Đoàn, khách cảm giác như đang bước vào một bảo tàng cổ vật. “Chơi cổ vật không thể tính bằng tiền. Nhiều món đẹp, có tính lịch sử, càng “quái”, càng lâu năm người chơi phải bỏ rất nhiều công sức, tiền của, thời gian mới sở hữu được”, ông Đoàn nói.

{keywords}

Ông Đoàn chia sẻ, ngoài đam mê, ông muốn sưu tầm, lưu giữ lại những đồ cổ, chủ yếu của vùng ĐBSCL, để góp phần lưu giữ những nét văn hoá của người xưa cho con cháu thế hệ sau nầy biết đến. "Nhưng khoảng 3 năm nay, việc sưu tầm cổ vật, nhất là bình vôi ở đồng bằng sông Cửu Long rất khó. Một phần do người dân khá lên nên không còn mang đồ cổ gia truyền ra bán nữa, một phần nhiều người cũng đã biết rõ về giá trị lịch sử, văn hóa của cổ vật nên họ càng cất giữ cẩn thận hơn", ông cho biết. 


(Theo Zing)