- Từ ngày 25/5 tới, người sử dụng lao động giúp việc gia đình sẽ phải ký hợp đồng lao động và chi trả thêm 2 khoản tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người giúp việc.

Lần đầu tiên Chính phủ có riêng một nghị định hướng dẫn thực hiện Luật lao động với loại hình lao động giúp việc gia đình.

Đó là nghị định 27/2014/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 25/5 tới.

Theo đó, trong hợp đồng lao động ký kết giữa chủ nhà và người giúp việc, nội dung phải ghi rõ thỏa thuận về tiền lương, điều kiện ăn ở của người giúp việc, tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng hạn, thời gian và mức chi phí hỗ trợ người giúp việc gia đình học văn hóa, học nghề (nếu có), trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động, các hành vi nghiêm cấm...

{keywords}
Tuy nhiên, với việc thay đổi chỗ làm thường xuyên, việc đóng bảo hiểm vì thế cũng sẽ gặp rắc rối. Chưa kể, làm sao để kiểm tra, giám sát việc chủ nhà có đóng bảo hiểm cho người giúp việc hay không?

Tiền lương bao gồm cả chi phí ăn ở của người giúp việc gia đình (nếu có) do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Chi phí ăn, ở hàng tháng của người giúp việc gia đình không được vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.

Về thời gian làm việc, nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người giúp việc gia đình phải được nghỉ ít nhất tám giờ/ngày, trong đó có sáu giờ nghỉ liên tục. Mỗi tuần người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục hoặc bình quân ít nhất bốn ngày trong một tháng.

Trường hợp người dụng lao động yêu cầu giúp việc làm ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm ngày nghỉ lễ, tết... thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người giúp việc.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ sẽ do hai bên thỏa thuận.

Người sử dụng giúp việc cũng phải trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế cho người giúp việc, để người giúp việc tự lo bảo hiểm.

Hiện nay, lao động giúp việc ngày càng phát triển nhanh. Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cho thấy, lượng việc làm giúp việc gia đình trong năm 2015 dự báo sẽ tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động) với 98,7% lao động là nữ giới. Vì thế, từ cuối năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao cho Vụ lao động tiền lương soạn thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật về lao động là người giúp việc.

N.H (tổng hợp)