Xã “dũng sỹ làm giầu” diệt “tôm bay” - Đó là mệnh danh mà người dân Hà Nội suy tôn người dân xã Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội.

Khoảng gần chục năm trở lại đây, thị trường châu chấu là món khoái khẩu của dân nhậu nên loài côn trùng chuyên trị phá hoại mùa màng bỗng trở thành mặt hàng thực phẩm có giá trị.

Hiện nay, mỗi ngày người Lê Thanh “xuất khẩu” ra thị trường khoảng trên 5 tấn châu chấu, mỗi gia đình “giắt lưng” xoàng cũng được đôi ba trăm ngàn. Đây là “vựa” châu chấu lớn nhất miền Bắc cung ứng loại côn trùng này đi khắp nơi.

{keywords}

Ban ngày, người dân ở xã Lê Thanh tỏa đi khắp cánh đồng ở Mỹ Đức và các tỉnh lân cân như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định để bắt châu chấu. Bắt đầu từ 19h, châu chấu được tập kết về Lê Thanh và bà con bắt đầu bận rộn với nghề.

{keywords}

Các em tranh thủ làm thêm để có thêm tiền mua sách vở cho năm học mới. Mỗi tối với 3 tiếng vặn càng châu chấu có thể kiếm được 30 - 50 ngàn đồng.

{keywords}

Loài côn trùng đáng ghét giờ đây lại có giá trị. Mỗi ký bán ra thị trường với giá từ 50 – 70 ngàn đồng.

{keywords}

Mỗi ngày 1 hộ gia đình ở Lê Thanh cũng bắt được từ 7-10 ký.

{keywords}

Trước đây, Lê Thanh là xã thuần nông nghề chính là làm ruộng nhưng giờ đây nghề vặt càng châu chấu là nghề phụ nhưng lại có thu nhập chính.

{keywords}

Thời gian người dân Lê Thanh vặt càng châu chấu thường từ 19h đến 24h. Có những hôm nhiều nơi đặt hàng thì cả làng thức cả đêm để kịp giao hàng.

{keywords}

Gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Đức Thụ - một trong những hộ “xuất khẩu” châu chấu lớn của xã. Mỗi ngày gia đình anh xuất đi cả tấn châu chấu phục vụ thị trường, thu nhập từ vốn và nhân công được trên 2 triệu đồng.

{keywords}

Khắp ngõ trên làng dưới, đêm về luôn nhộn nhịp với công việc đóng gói, cân hàng.

{keywords}

Nghề này đã tạo được việc làm trong thời gian nhàn rỗi của bà con và tận diệt được loài côn trùng phá hoại mùa màng.

Theo ĐSPL