Ngân hàng Nhà nước đã có một bản giải trình rất nhiều vấn đề liên quan đến quản lý vàng gửi đến các địa biểu Quốc hội. Trong đó, giải thích về vấn đề chênh lệch giá nóng nhất hiện nay. NHNN cho rằng, Giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế chỉ là một mục tiêu tình thế. Chỉ khi có một khuôn khổ quản lý thị trường vàng đầy đủ, thì chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước mới mới được thu hẹp trong trung và dài hạn.

Chưa thể giảm ngay chênh lệch

Theo NHNN, để giá vàng trong nước bằng hoặc sát với giá vàng thế giới thì thị trường vàng trong nước phải liên thông tuyệt đối hoặc liên thông tương đối với thị trường vàng quốc tế.

Muốn thế phải cho phép DN, và người dân kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng, đồng thời phải cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu vô điều kiện số dư vàng trên tài khoản khi có nhu cầu.

Như vậy, một là cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thông qua các sàn vàng; không cho phép hoặc hạn chế việc xuất nhập khẩu vàng khi có nhu cầu; hoặc hai là không cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nhưng cho phép xuất nhập khẩu vàng.

Trong trường hợp một: mặc dù được mua, bán vàng theo giá vàng thế giới vào bất kỳ thời điểm nào nhưng nhà đầu tư lại không được tự do xuất, nhập khẩu vàng ra vào Việt Nam nên giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn có chênh lệch tương đối.

{keywords}

Trong trường hợp hai mặc dù được xuất nhập khẩu vàng ra vào Việt Nam một cách tự do hay có điều kiện, nhưng lại không được mua bán vàng trên tài khoản vàng ở nước ngoài nên do hoạt động xuất nhập khẩu phải có thời gian, trong khi giá vàng thế giới lại biến động liên tục làm cho giá vàng trong nước vẫn chênh tương đối so với giá vàng thế giới.

Trong các trường hợp này, mức độ tự do xuất nhập khẩu vàng sẽ tác động trực tiếp đến mức độ chênh lệch. Mức độ tự do xuất nhập khẩu càng cao thì chênh lệch giá vàng càng thấp và ngược lại.

Quan sát thị trường Ngân hàng Nhà nước cho biết cả hai phương án trên đều có những bất cập, gây ra tác động xấu lên kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, giai đoạn 2007-2009: trong giai đoạn này mặc dù nhà nước không cấp phép, nhưng các sàn vàng đã hình thành một cách tự phát, trong thời gian này mỗi năm ta cho phép nhập khẩu chính thức khoảng 40-60 tấn vàng và nhập lậu vàng cũng khoảng 50-60 tấn vàng.

Trong giai đoạn này là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới rất thấp thế nhưng thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn ”sốt” vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối và tỷ giá, chỉ số giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô, thậm chí gây bất ổn an ninh, trật tự xã hội.

Chính vì vậy mà năm 2009 Chính phủ đã chính thức cấm và chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Trong nhưng năm 2009-2012, khi các sàn vàng đã chấm dứt hoạt động, kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài đã bị nghiêm cấm nhưng mỗi năm ta chính thức cho nhập khẩu khoảng 40-60 tấn vàng; nhập lậu vàng cũng khoảng 40-60 tấn.

Trong những năm này, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới nhìn chung vẫn ở mức thấp nhưng trung bình cao hơn nhiều so với giai đoạn 2007-2009. Tác động xấu của việc chi tiền nhập vàng, những bất ổn của thị trường vàng và những tác động tiêu cực của nó đối với tỷ giá, chỉ số giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô tuy ở mức độ thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2007-2009 nhưng vẫn là một rủi ro đáng kể.

Bao giờ mới giảm chênh lệch?

Giai đoạn hơn 1 năm gần đây từ 2012-2013, sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản bị cấm. Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng và sản xuất vàng miếng. NHNN không cấp phép cho bất kỳ đối tượng nào nhập khẩu vàng, hoạt động nhập lậu cũng bị kiểm soát chặt chẽ, trên thị trường NHNN cũng mới chỉ bán can thiệp khoảng 20 tấn vàng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao và cao hơn nhiều so với trước đây.

Đổi lại, NHNN cho rằng, thị trường vàng ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, không còn hiện tượng làm giá, tạo sóng để kiếm lời, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua vàng, hiện tượng ”vàng hóa” được kiềm chế và đầy lùi, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định, ngoài ra đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.

{keywords}

Tuy nhiên, theo NHNN, việc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cựu lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại.

Cụ thể, trước đây khi giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau từ 400 ngàn VNĐ trở lên là lập tức có hiện tượng nhập lậu vàng với quy mô lớn làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và tỷ giá.

Để bình ổn tỷ giá trước mắt ta phải chính thức cho nhập khẩu vàng để kéo chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống dưới 400 ngàn VNĐ và làm cho mức chênh lệch này càng thấp càng tốt. Nhưng trong hoàn cảnh giá vàng thế giới biến động liên tục với biên độ rất mạnh thì tác dụng của biện pháp này cũng rất hạn chế và có tính chất tạm thời vì những diễn biến giá cả của thị trường trong và ngoài nước sẽ nhanh chóng lại xác lập một mức chênh lệch mới và lại buộc ta phải tiếp tục can thiệp nhưng rồi một chu kỳ mới lại diễn ra.

Điều này cho thấy, mục tiêu làm cho chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức thấp chỉ là mục tiêu tình thế để hạn chế tác động tiêu cực trước mắt của thị trường vàng lên ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh ta chưa xây dựng được một khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng.

Đến nay, theo NHNN, mặc dù chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cao nhưng thị trường vàng ổn định hơn, các tác động tiêu cực của nó lại được kiểm soát tốt hơn. Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ và do vậy mà góp phần kiềm chế ”vàng hóa” nền kinh tế.

Chính vì thế, theo NHNN, về trung và dài hạn, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ được thu hẹp; về ngắn hạn, khi giá vàng thế giới có biến động đột biến thì chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là tất yếu.

Ngọc Sơn