Một trong những cách bán hàng trên Facebook cá nhân hiệu quả hiện nay là sử dụng kênh profile cá nhân. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và bán hàng sai cách kênh Facebook cá nhân sẽ hoạt động không hiệu quả nữa.

Mặc dù Facebook là kênh bán hàng khá tốt, nhưng nhiều người lại đang sử dụng sai cách và biến nó thành kênh bán hàng “bất hiệu quả”. 

Chọn sai sản phẩm

Bán nhiều sản phẩm/dịch vụ cho một người, mỗi người chắc chắn sẽ mua hàng nhiều lần trên Facebook của bạn. Những mặt hàng quần áo thời trang, thực phẩm ăn uống, mỹ phẩm,... một khách hàng chắc chắn sẽ mua/sử dụng không dưới 1 lần, họ sẽ còn quay lại mua tiếp khi có nhu cầu. Bạn không cần thiết phải có lượng khách hàng lớn, nhưng chắc chắn phải có biện pháp để giữ chân những khách hàng đó bằng cách cho họ những lợi ích cần thiết. Bán hàng trên trang cá nhân là đủ.

Bán một sản phẩm/dịch vụ cho nhiều người, ít nhất mỗi người mua một lần. Điển hình nhất là dịch vụ chụp ảnh cưới. Hầu hết tất cả chúng ta chỉ cưới 1 lần duy nhất, hy hữu mới có những trường hợp cưới lần 2. Bởi vậy, đây là loại hình dịch vụ dành cho nhiều người. Hoặc bạn đang buôn bán những mặt hàng như laptop, tai nghe bluetooth, in thiệp cưới, hay thiết kế nhà cửa,... thì rõ ràng kênh fanpage mới là lựa chọn thích hợp nhất cho bạn.

{keywords}
Bán hàng qua mạng không dễ dàng

Lạm dụng công cụ 

Rất nhiều bạn mong muốn tìm cách bán hàng trên Facebook cá nhân hiệu quả nên đã đầu tư một số tiền không nhỏ để mua công chạy hàng trăm nick với hy vọng mỗi nick ảo sẽ có full 5.000 bạn bè, và chỉ cần chạy 10 nick Facebook ảo là sẽ có tệp khách hàng lên tới 500.000 người. Thế nhưng, nhiều bạn sau đó thất vọng tràn trề vì đơn hàng mãi chẳng thấy đâu và “cay đắng” nhận ra chỉ có người bán quảng cáo mới thực sự là người có lợi. 

Thực tế chứng minh số lượng đông không có nghĩa là chất lượng cao, kinh doanh cần có chiến lược và tư duy đúng hướng chứ không chỉ dựa vào công cụ là xong được.

Spam

Một sai lầm khi bán hàng online trên Facebook mà nhiều người đang mắc phải. Những bài đầu bạn bè còn tương tác bằng cách like, comment, share thậm chí là mua ủng hộ. Nhưng về sau, khi đã quá nhàm với những bài viết đó, họ sẽ không còn quan tâm nữa, có người còn bỏ theo dõi hoặc hủy kết bạn với bạn vì cảm thấy bị làm phiền. Còn một kiểu làm phiền “vô duyên“ khiến người khác bực mình nữa đó chính là Tag.

Nếu là những người bán hàng chuyên nghiệp, họ sẽ biết cách tôn trọng khách hàng của mình, họ sẽ biết cách làm thế nào để hấp dẫn khách hàng mà không cần làm phiền tới người khác. Vậy nên, những bạn nào đang còn đặt niềm tin vào việc spam thì hãy dừng lại ngay.

Không phân tích đối tượng

Như đã phân tích ở trên, đặc điểm của Profile là cần phải tiếp cận thủ công nên bạn sẽ mất cực nhiều thời gian và công sức. Thế nên, nếu bạn không phân tích, lựa chọn đối tượng khách hàng tiềm năng kĩ càng thì mọi cố gắng đó của bạn sẽ trở nên vô ích.

Nhưng nếu chạy quảng cáo Facebook thì đơn giản hơn, vì khi bạn nhận thấy tệp khách hàng đó không có tiềm năng, bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Nhưng nếu là Profile thì bạn không thể như vậy. Vì bạn phải mất thời gian vài tháng hoặc lâu hơn thế mới tạo ra được một Profile full, nên nếu không phân tích kỹ thì công sức mấy tháng trời này sẽ trở thành “xôi hỏng bỏng không”.

Lời khuyên là không nên vội vàng, mỗi một nick bạn nên lướt qua profile khách hàng để tìm ra hướng tiếp cận phù hợp, nếu nhận thấy nick đó có tiềm năng thì hãy chăm sóc kỹ càng hơn.

Nội dung sai cách

Trước tiên, bạn nên xem bài viết Cách viết bài bán hàng đăng lên Facebook, và kiểm tra mình đã làm đúng như vậy hay chưa, nếu chưa thì có lẽ bạn đang chưa tìm được cách viết bài trên Facebook cá nhân của mình hiệu quả.

Khá nhiều người copy y nguyên bài viết bán hàng trên website và fanpage kinh doanh sang status hoặc album trên nick của mình mà không hề biết rằng, việc làm này không hề đem lại hiệu quả như mong đợi. 

Để tìm được cách bán hàng trên Facebook hiệu quả đã là điều khó, nhưng kể cả khi đã tìm thấy hướng đi cho mình, bạn cũng cần có một chiến lược thật đúng đắn để phát huy sức mạnh thực sự.

Trần Trọng Tuyến (Công ty CP Công nghệ DKT)