Bài báo giới thiệu quán bán bánh canh vỉa hè có giá lên tới 300.000 đồng/tô được một trang mạng đưa lên ngày 2-8 đã gây sóng trong cộng đồng mạng.

Trước đó, có nhiều bài báo giới thiệu về quán này. Gõ từ khóa “bánh canh 300 ngàn” trên Google, trong 0,55 giây cho ra  3.960.000 kết quả. Hoặc từ khóa “bánh canh 300k” trong 0,33 giây cho ra 362.000 kết quả, chứng tỏ tác động đến cộng đồng mạng của hiện tượng này khá lớn.

Thực ra, không phải tô bánh canh nào ở một quán trong hẻm, ngồi ghế inox lúp xúp cũng bán với giá sốc như vậy. Tô rẻ nhất có giá 40.000 đồng, không cao hơn các hàng ăn sáng khác là bao, chủ quán làm sạch sẽ, thực phẩm có chọn lọc, không phải là hàng đông lạnh. Tô giá cao nhất 300.000 đồng có tôm, thịt, giò heo, huyết, bánh nổi cùng càng cua loại lớn nhất cũng được một số thực khách người xứ cua Cà Mau xác nhận “thế là hợp lý”. Bà chủ vẫn bán được, vẫn có nhiều người đến ăn những tô 150.000, 200.000, 300.000 đồng. Và chắc càng bán được hơn khi quán trở nên nổi tiếng trên mạng.

{keywords}
 

Phản ứng của “dân cào phím” như thế nào? Một bạn lên tiếng: “300k được một mâm cơm tươm tất cho một gia đình hơn 5 người đấy. Ăn uống cũng thể hiện văn hóa của con người. Mấy người nói người ta có tiền muốn làm gì cũng được hay thích thì ăn, xin lỗi những người kiếm tiền chân chính họ rất quý trọng đồng tiền. Một ngày thu nhập tiền triệu họ vẫn ăn sáng 30k. Chỉ có kiếm được nhiều tiền do mờ ám hay mấy người không phải làm vẫn được bố mẹ chu cấp thoải mái nên mới tiêu tiền không phải suy nghĩ. Riêng tôi thu nhập hơn 500k một ngày. Nhưng tôi chỉ ăn sáng 20k, gặp người già neo đơn hay ăn xin tôi vẫn giúp đỡ họ. Ăn để sống, bụng dát vàng sao ăn sáng 300k”.

300.000 đồng có thể được tới 2 bữa cơm tươm tất cho gia đình 5 người, chứ không phải 1 bữa cơm. Nhưng bình luận của bạn này gặp phải hơn 60 phản ứng dữ dội từ người khác. Xin trích ra những luồng ý kiến điển hình sau đây.

Thứ nhất là kiểu đừng có phê phán người ta: “Thôi mấy cái lời lẽ đạo đức giả của bạn đi, tiền của người ta thì người ta thích ăn bao nhiêu là quyền của người ta”,“đừng chỉ người giàu cách tiêu tiền”…

Thứ hai là kiểu có tiền thì phải ăn tiêu: “Ăn cho bản thân mà cũng tiết kiệm thì bạn sẽ hào phóng được với ai?”, “Khi lớn làm ăn thành công mình chỉ có 1 ước mơ đó là ăn thật ngon xài những đồ xịn nhất”, “Bạn có nghe câu sống không ăn chết để mang theo hả”.

Thứ ba là kiểu tư duy như thế thì mãi nghèo: “Bạn không bao giờ có tiền để ra ngoài ăn chứ đừng nói đi ăn tô bánh canh 300k, nghèo muôn thuở!”, “Với cái tư tưởng đó nên bạn chỉ có thể kiếm được 500k một ngày”, “Suốt đời bạn chả khá lên được với tư duy thế này”, “Người làm lương 5 triệu tư duy sẽ khác người làm lương 50 triệu”.

Thứ tư là kiểu tiền chân chính thì có quyền hưởng: “Đồng tiền tôi kiếm chân chính tôi có quyền hưởng thụ, mắc mớ gì lại phê phán?”, “Người ta tự làm ra tiền thì người ta ăn chứ có ăn cướp ăn giựt hay ăn chực của ông đâu mà phê phán người ta”, “Nói chuyện suy nghĩ kỹ nha, tiền ai kiếm được muốn ăn sao kệ người ta mắc gì phải lên tiếng? Có phải ăn cướp gì đâu”.

Hôm thứ Ba 31-7, người viết có xem bộ phim tài liệu “Becoming Warren Buffet” (Trở thành Warren Buffet) trên kênh HBO dài gần 1 giờ 30 phút nói về cuộc đời và triết lý của tỉ phú này phát hành năm 2017 (có thể xem trên YouTube). Tài sản hiện nay của ông là 82 tỉ đô la Mỹ.

Ngay phần đầu bộ phim, ông kể gần 60 năm nay, ông tự mình lái xe từ nhà đến văn phòng ở thành phố quê nhà Omaha (bang Nebraska, Mỹ) trên quãng đường dài 5 phút. Có một điểm dừng trên đoạn đường này là tiệm McDonald’s, nơi ông tạt xe vào mua đồ ăn sáng.

Ông kể lúc bà nhà Susan còn sống, trong khi ông cạo râu thì bà để số tiền mua đồ ăn sáng cho ông đúng đến từng xu vào chiếc lọ thủy tinh đặt trên bàn để ông cầm đi. Năm 2004, bà Susan mất. Năm 2006, ông cưới bà Astrid Menks là người bạn thân từ lâu của gia đình, bà hai này cũng giữ thói quen cũ, bà là người quyết định ngày nào ông sẽ có phần ăn sáng giá 2,61 đô la, 2,95 đô la hay 3,17 đô la.

Đoạn phim chiếu đến cảnh ông mua phần ăn sáng 2,95 đô la, ông cười: “Có lẽ hôm qua thị trường chứng khoán xuống giá nên tôi chỉ được ăn phần này”.

Quy đổi GDP theo đầu người giữa Mỹ (59.501 đô la/năm) và Việt Nam (2.546 đô la/năm) để xem phần ăn sáng 2,95 đô la của Warren Buffet đáng giá Việt Nam là bao nhiêu? 0,12 đô la, tức là 12 cent, tức là 3.000 đồng Việt Nam. Gia tài của Warren Buffet hiện nay nhắc lại là 82 tỉ đô la. Và ông đã cam kết cho dần 99% tài sản của mình vào các quỹ từ thiện khi ông còn sống và sau khi ông chết.

Chắc cần phải có người Việt Nam nào đó dạy cho ngài Warren Buffet cách tiêu tiền? Không, tôi không phán xét gì. Học theo trào lưu dân mạng khi lên “tớt (status)” mới: “Để đây và không nói gì”.

(Theo TBKTSG Online) 

Đại gia bậc nhất: Mỗi ngày tiêu 1,8 tỷ giải khuây, riêng vệ sinh 6 triệu/ngày

Đại gia bậc nhất: Mỗi ngày tiêu 1,8 tỷ giải khuây, riêng vệ sinh 6 triệu/ngày

Giải trí vui chơi 1,8 tỷ/ngày, tập gym mất 30 triệu thuê thầy/ngày và các chi phí vệ sinh cũng 6 triệu/ngày... bạn sẽ giật mình khi biết tên đại gia này.

Mất 10.000 tỷ đồng, kỷ lục đau đớn nhất Đông Nam Á của đại gia Việt

Mất 10.000 tỷ đồng, kỷ lục đau đớn nhất Đông Nam Á của đại gia Việt

Đại gia số 1 Việt Nam Nguyễn Bá Dương bất ngờ lộ kế hoạch M&A khủng sau khi ghi nhận kỷ lục khu vực Đông Nam Á. Cú đau mất 10.000 tỷ đồng cũng dần lắng dịu.

'Chết ngất' với độ ăn chơi ngút trời của cậu ấm, cô chiêu Việt

'Chết ngất' với độ ăn chơi ngút trời của cậu ấm, cô chiêu Việt

Độ chịu chơi của con nhà giàu Việt Nam không thua kém con nhà giàu trên thế giới.

Hé lộ địa điểm 'ăn chơi' bạc tỷ mỗi mùa đông của giới siêu giàu

Hé lộ địa điểm 'ăn chơi' bạc tỷ mỗi mùa đông của giới siêu giàu

Thị trấn nhỏ Wellington ở Florida (Mỹ), hàng năm thu hút rất đông cư dân giàu có nhất thế giới hội tụ về tham gia lễ hội đua ngựa kéo dài 3 tháng.

Chốn ăn chơi du khách muốn đến nhất Hong Kong

Chốn ăn chơi du khách muốn đến nhất Hong Kong

Bạn sẽ nghiện cuộc sống phóng khoáng và thoải mái của con người nơi đây”, đó là cảm giác của một du khách Anh khi đặt chân tới Wanchai - chốn ăn chơi nóng bỏng số một Hong Kong.