Các chuyên gia cho rằng, triển khai chương trình sữa học đường là cần thiết cho thế hệ tương lai của đất nước. Thế nhưng, khi làm cần phải minh bạch thông tin, đặc biệt là phải đấu thầu công khai, tránh chuyện doanh nghiệp độc quyền đưa sữa vào trường học. 

Con số ngàn tỷ cùng nhiều băn khoăn

Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em từ mẫu giáu cho tới tiểu học đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1340/QĐ-TT ngày 8/7/2016 với mục đích: “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm cải giảm tỷ lệ duy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.

Chương trình được triển khai theo hình thức xã hội hoá, với sự tham gia đóng góp của 3 bên là nhà nước, gia đình và doanh nghiệp.

Hiện nay, cả nước có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường với ý nghĩa nhân văn và đạt được những kết quả khả quan trong cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp coi và nhẹ cân của các địa phương.

{keywords}
 


Tại Hà Nội, chương trình này đã được phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020. Theo đó, chương trình hướng đến mục tiêu trẻ em mẫu giáo và tiểu học được uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp 20%, còn lại gia đình đóng góp 50%.

Riêng đối với trẻ em và học sinh tiểu học thuộc đối tượng hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện con em gia đình chính sách sẽ được hỗ trợ toàn bộ. Trong đó, ngân sách đóng góp 50%, doanh nghiệp đóng góp 50%.

Đáng chú ý, đối với các học sinh bình thường có thể đăng ký tham gia hoặc không tham gia chương trình sữa học đường. Đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc.

Khi chương trình được đưa ra, nhiều phụ huynh khá đồng tình. Bởi, không có chương trình sữa học đường thì họ cũng phải tự mua sữa cho con em mình đem đến trường uống. 

Mặc dù thừa nhận sữa học đường là chương trình tốt, nên thực hiện, song, không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng, có phần e ngại. 

Trên diễn đàn mạng xã hội, một số bậc phụ huynh lo lắng, nếu thực hiện chương trình sữa học đường thì liệu chất lượng sữa con họ uống có được đảm bảo, loại sữa con họ uống vào hàng ngày là sữa gì. Ai là người sẽ kiểm soát về chất lượng sữa mà các em học sinh uống...? Khi uống sữa tại trường, các em có được cầm vỏ hộp sữa đó về nhà không?. Bằng cách nào để bố mẹ - người bỏ tiền biết được chất lượng loại sữa mà con mình uống hàng ngày về: khối lượng, hàm lượng, thời hạn…

Không ít bậc phụ cũng băn khăn giá sữa liệu có bị doanh nghiệp kê khống lên. Nếu trường hợp này xảy ra thì rõ ràng con em họ vẫn phải uống sữa giá đắt chẳng kém gì giá sữa mua ngoài thị trường. Và như thế nói là DN có hỗ trợ nhưng thực chất là chiết khấu cao để bán khối lượng lớn…

Bên cạnh đó, liệu học sinh có được lựa chọn loại sữa mình uống hay DN độc quyền bắt uống sữa nào thì uống. Một vấn đề tế nhị là khi không uống sữa học đường liệu các cháu có phân biệt và tác động khi dám từ chối sữa của chương trình… 

Thông tin minh bạch và đấu thầu công khai

Chia sẻ về vấn đề trên, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học(Viện Dinh dưỡng Quốc gia)Bùi Thị Nhung cho biết, sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. 

Theo khuyến nghị, trẻ 3-5 tuổi cần 4 đơn vị sữa/ngày (một đơn vị sữa tương đương 100 mg canxi), trẻ 6-7 tuổi sử dụng 4 - 5 đơn vị sữa; trẻ 8-9 tuổi sử dụng 5 đơn vị; 9-11 tuổi là 6 đơn vị. Đặc biệt, nên kết hợp 3 loại chế phẩm sữa là sữa chua, phô-mai, sữa dạng lỏng để tăng khả năng hấp thụ các vi chất. Với nhu cầu canxi 1.000 mg/ngày của học sinh tiểu học, việc cho trẻ uống thêm ít nhất một ly sữa mỗi ngày là hợp lý nhất. Chính vì vậy, theo bà Nhung, với những trường đã thực hiện cho học sinh uống sữa hàng ngày, nhất là các trường mầm non vẫn hoàn toàn có thể tham gia chương trình “Sữa học đường”. 

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, việc triển khai chương trình sữa học đường nên được khuyến khích nhưng phải tuỳ thuộc vào vùng, từng khu vực, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi và đối tượng hộ nghèo.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, khâu quan trọng nhất là triển khai tìm nhà cung cấp sữa. Do đó, việc đấu thầu đưa sữa vào học đường cần phải làm công khai với thông tin minh bạch. Quá trình đấu thầu phải cho nhiều doanh nghiệp tham gia, doanh nghiệp trúng thầu phải là doanh nghiệp bỏ thầu giá thấp nhất, nhưng phải đảm bảo cao tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế quy định.

Việc minh bạch hoá trong khâu chọn lựa doanh nghiệp cung cấp sữa là rất cần thiết để tạo nên sự đồng thuận từ phía phụ huynh. Ngoài ra, doanh nghiệp được chọn cung cấp sữa vào trường học cũng nên chọn doanh nghiệp uy tín, đồng thời mức giá sữa tính toán hợp lý, thấp hơn và phải là thấp nhất so với mức giá thị trường, ông Thịnh nhấn mạnh.

Mới đây, giải đáp về những băn khoăn xung quanh chương trình sữa học đường, Phó giám đốc  Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã khẳng định, dù bất kỳ hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cũng như về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế đưa ra. Ngoài ra, đơn vị trúng thầu cũng phải có năng lực đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình sữa học đường.

Ông Tiến cũng tiết lộ, phía Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành bán hồ sơ mời thầu và hiện đã có 7 đơn vị tham gia dự thầu chương trình sữa học đường. Sau thời gian gửi hồ sơ dự thầu kết thúc, phía sở sẽ tiến hành đấu thầu công khai và khi có kết quả, sở sẽ công bố đơn vị trúng thầu với tất cả các vị phụ huynh học sinh.

Việc tham gia chương trình sữa học đường là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Phụ huynh có thể đăng ký tham gia chương trình sữa học đường cho em con mình bất cứ lúc nào và ngược lại, phụ huynh có thể dừng tham gia chương trình này ở bất kỳ thời điểm nào nếu không có nhu cầu nữa, vị lãnh đạo này cho hay.

Lâm Giang

Đang ở tù, đại gia này rủng rỉnh nghìn tỷ khiến nhiều tỷ phú nể mặt

Đang ở tù, đại gia này rủng rỉnh nghìn tỷ khiến nhiều tỷ phú nể mặt

Mặc dù đang chấp hành án tù, song khối tài sản của "bầu" Kiên vẫn rủng rỉnh hàng nghìn tỷ đồng, vượt mặt nhiều đại gia máu mặt.

Câu được cá trắm đen khổng lồ, người đàn ông bị kéo xuống hồ

Câu được cá trắm đen khổng lồ, người đàn ông bị kéo xuống hồ

Đi câu cá để giải trí, nhưng cần thủ trong đoạn video dưới đây lại không ngờ bị rơi vào một cảnh tượng vô cùng kinh hoàng và đáng sợ.

Bằng cách này, vợ chồng lão nông đều đặn thu 100 triệu đồng/tháng

Bằng cách này, vợ chồng lão nông đều đặn thu 100 triệu đồng/tháng

Trồng hơn 300 gốc ổi, hàng ngày vợ chồng bà Thương lại tự tay thu hoạch quả và chở từ Hưng Yên qua Hà Nội bán lẻ mà không qua thương lái.