- Sau sáp nhập với Uber, Grab gần như độc chiếm thị phần ứng dụng đặt xe ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều ý kiến về chất lượng dịch vụ đi xuống, kèm mức giá cao. Thế độc quyền đã bị phá bỏ khi các đối thủ mới liên tiếp gia nhập thị trường.

Tung chiêu hút người dùng

Những ngày gần đây, PV.VietNamNet ghi nhận hiện tượng hàng loạt tài xế chạy xe Grabbike đã chuyển sang chạy Go-bike, là hình thức gọi xe máy của Go-Viet, để “tranh thủ” các khuyến mãi mà hãng công nghệ đến từ Indonesia này tung ra nhằm thâm nhập thị trường Việt.

Chính thức ra mắt từ đầu tháng 8, Go-Viet khá mạnh tay khuyến mãi cho tài xế đối tác và người dùng. Theo đó, Go-Viet tuyên bố sẽ không thu chiết khấu của tài xế. Người chạy được trợ giá thêm 25.000 đồng cho mỗi chuyến đi, và thưởng thêm doanh số khi đạt được số lượng nhất định. Với cơ chế hiện nay, nhiều tài xế chạy Go-Viet cho biết mỗi ngày kiếm được 1 triệu đồng là hoàn toàn khả thi.

{keywords}
 Grab sẽ sớm mất thế độc quyền và thị trường ứng dụng gọi xe đã sôi động trở lại.

Một mặt thu hút tài xế, mặt khác Go-Viet cũng thu hút người đi bằng cách mạnh tay khuyến mãi cho người dùng với chiêu “đồng giá” 5.000 đồng cho các chuyến xe chạy dưới 8km.

Không chỉ có Go-Viet “đánh” ở mảng xe máy, thị phần ở phân khúc gọi xe ô tô của Grab cũng lung lay.

Mới đây, Fastgo tuyên bố gia nhập thị trường ứng dụng gọi xe sau 2 tháng thí điểm tại TP.HCM, sau khi ra mắt ở Hà Nội. Không những có mức cước di chuyển thấp hơn (khoảng 10.000 đồng/km), hãng này còn cam kết không thu tiền chiết khấu từ các tài xế đối tác trong vòng 3 năm, trong khi đó, con số mà Grab thu lại từ các chuyến đi của tài xế là 28,6%. Một tài xế Fastgo cho hay chạy từ buổi trưa đến tối kiếm thêm khoảng triệu đồng là chuyện bình thường.

{keywords}
Thử đặt các ứng dụng trên trong giờ cao điểm, có thể thấy giá cước Grab cao hơn nhiều so với các đối thủ, vốn cũng bị người dùng “tố” là tăng giá vô tội vạ.

Tài xế Phạm Việt Bình, đăng ký Fastgo ngay từ khi ứng dụng xuất hiện, cho biết trước đây anh là tài xế đối tác của Uber, nhưng từ khi Uber rời khỏi thị trường Việt Nam, anh không chạy cho Grab mà chuyển sang Vato. Theo anh Bình, các đối thủ đi sau Grab biết cách “sửa sai” nên tập trung chăm sóc tài xế.

Chẳng hạn như Grab thì “độc quyền" về tài xế khi cấm tài xế dùng thêm ứng dụng đặt xe khác và có đội thường xuyên đi kiểm tra. Trước đó, phần mềm Vato cũng có giai đoạn tính thu chiết khấu phí của tài xế, nhưng gặp phản ứng của cánh tài xế nên cũng đành thôi.

Trên thực tế, Grab gần đây không những bị cạnh tranh về mặt chiết khấu cho tài xế, giá khuyến mãi cho khách hàng, mà còn bị phàn nàn nhiều về chất lượng dịch vụ của tài xế. Tình trạng bắt khách hủy chuyến hay bất lịch sự ở cánh tài xế ngày càng phổ biến hơn.

{keywords}
Ứng dụng Go-Viet hiện tại ngoài Go-Bike chở khách bằng xe máy còn có mảng Go-Send làm giao nhận.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng hiện nay Grab chỉ tập trung chăm sóc tài xế và người dùng trung thành. Tài xế thì ưu tiên nhận chuyến, còn người dùng thường xuyên thì nhận được khuyến mãi nhiều hơn người ít dùng.

Cuộc đua lôi kéo tài xế và người dùng khiến thị trường ứng dụng đặt xe trở nên sôi động hơn nhiều kể từ sau khi Uber “nhượng” lại thị phần tại Việt Nam cho Grab. Sự độc quyền được cả cánh tài xế đối tác và người dùng cảm thấy rõ khi giá cước tăng, chiết khấu tăng. Nhưng với những cái tên mới mẻ như Fastgo, Go-Viet, Aber hay Xelo,... cuộc chơi đang trở nên sôi động hơn rất nhiều. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là thế độc quyền bị phá bỏ sẽ mất bao lâu để thiết lập lại?

Cuộc chơi của “đại gia”

Ghi nhận từ giữa tháng 8, Grab đã bắt đầu khuyến mãi trở lại với người dùng. Chẳng hạn như tung chiêu đồng giá 3.000 đồng mỗi chuyến dưới 5km, hay miễn phí (nhưng tối đa 25.000 đồng) với các chuyến Grabbike nội thành.

{keywords}
 Vào Việt Nam Go-Viet chọn tông màu đỏ là làm bộ nhận diện thương hiệu, vì Grab đã lấy mất màu xanh lá cây, màu truyền thống của hãng này ở thị trường quê nhà.

Có vẻ như dưới áp lực mới, Grab buộc phải tiếp tục chi tiền để “đấu” với những đối thủ mới, theo cái cách đã hạ gục Uber tại đây.

Tuy nhiên, so về sức mạnh tài chính, Grab nổi trội hơn nhiều các ứng dụng khác. Đầu tháng 8, hãng này lại gọi thêm được 2 tỷ USD từ các quỹ đầu tư trên thế giới, trong khi hồi đầu năm mới “xin” thêm được 1 tỷ USD từ hãng xe Toyota (Nhật Bản).

Trong khi đó, Fastgo khi ra mắt dự kiến chi trăm tỷ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi. Đứng sau Fastgo là tập đoàn Nexttech của Việt Nam, sở hữu nhiều dự án khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ghi dấu với nhiều thương vụ mua bán sáp nhập. Thực tế Fastgo phát triển đến mức độ nào đó rồi sẽ phải kiếm nhà đầu tư khác có tiềm lực tiếp tục cuộc chơi. Còn hãng xe Phương Trang tuyên bố đầu tư 2.000 tỷ đồng vào VATO. Dù vậy, rõ ràng số tiền này rõ ràng chẳng thấm vào đâu so với Grab hay Uber đã từng thực hiện.

Ngược lại với Fastgo, Go-Viet mới là đối thủ có năng lực hơn. Định giá của Grab khoảng 10 tỷ USD thì Go-Viet khoảng 5 tỷ USD. Trên thị trường quê nhà Indonesia, Go-Jek (đơn vị sở hữu Go-Viet) xem như đã đánh bại Grab. Đứng sau Go-Jek cũng là tên tuổi của những ông lớn công nghệ lẫn quỹ đầu tư, như Google, JD, KKR, Tencent, Warburg Pincus.

{keywords}
  Cả 2 đối thủ đều có sự hậu thuẫn của các ông lớn

Với định giá không hề thua kém Grab, cuộc chơi sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Nhưng “ngôi vương” thuộc về ai thì còn phụ thuộc vào mức độ “chịu chi” của các bên tham gia.

Thực tế, mô hình kiểu Uber hay Grab không đặt mục tiêu kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh chính của mình. Hàng trăm tỷ đổ vào các hoạt động marketing, khuyến mãi với mục tiêu là lấy dữ liệu, rồi dùng dữ liệu đó sử dụng cho nhiều loại dịch vụ khác.

Chẳng hạn như Grab ra mắt dịch vụ giao nhận hàng hóa, thức ăn, rồi phát triển “ví điện tử” của riêng mình để cung cấp các dịch vụ tài chính, thậm chí tương lai có thể là cho vay tiêu dùng, như mô hình tương tự bên Trung Quốc. Grab mới đây cũng công bố kế hoạch trở thành “siêu ứng dụng”, nói nôm na là người dùng có thể dùng rất nhiều dịch vụ trên app của Grab.

Trong khi đó, ở thị trường quê nhà, Go-jek không chỉ có dịch vụ vận chuyển, mà còn có dịch vụ mua sắm rất nhiều loại mặt hàng khác như vé xem phim, giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,...

Có thể nói thị trường ứng dụng gọi xe đã trở nên sôi động hơn nhiều khi các đối thủ mới của Grab xuất hiện. Nhưng ngoài chuyện khuyến mãi, điều mà tài xế lẫn người dùng quan tâm vẫn là chất lượng dịch vụ. Đây cũng là cơ hội để các hãng cải thiện lại chất lượng dịch vụ của mình, là nhân tố hút khách và gầy dựng lòng trung thành.

Dũng Nguyễn                                                                                                                     

Grab mua Uber: Phát hiện dấu hiệu vi phạm, vào cuộc xử lý

Grab mua Uber: Phát hiện dấu hiệu vi phạm, vào cuộc xử lý

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay đã ban hành quyết định điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam...

Uber tháo chạy, 'tay đua mới' dồn sức tấn công Grab

Uber tháo chạy, 'tay đua mới' dồn sức tấn công Grab

Cuộc cạnh tranh của các hãng xe công nghệ ngày càng quyết liệt dù đại gia lớn là Uber đã rời bỏ thị trường. Nhiều đơn vị trong nước đang tìm cách đấu lại ông lớn nước ngoài để lấy lại thế trên sân nhà.

GrabBike dỏm tung chiêu "chặt chém" khách

GrabBike dỏm tung chiêu "chặt chém" khách

Phóng viên đã được những "đàn anh" trong các băng nhóm xe ôm nhận làm "đệ tử" để vào vai GrabBike dỏm "chặt chém" khách hàng

Đề nghị Bộ Công an cấp biển màu vàng cho xe như Grab

Đề nghị Bộ Công an cấp biển màu vàng cho xe như Grab

Hiệp hội taxi Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM vừa cùng ký công văn đề nghị Bộ Công an cấp biển số nền vàng, chữ đen cho xe vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ.

Grab mua lại Uber: Bộ Công Thương nói về nguy cơ cấm giao dịch

Grab mua lại Uber: Bộ Công Thương nói về nguy cơ cấm giao dịch

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo về việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.