Đập phá đồ đạc như tivi, chén, bát, chai lọ… để “trút giận”, giải tỏa căng thẳng là hình thức kinh doanh khá mới và độc đáo tại Hà Nội.

Thời gian gần đây tại Hà Nội, xuất hiện một hình thức kinh doanh khá mới, đó chính là dịch vụ đập phá đồ đạc để “trút giận” bên trong một quán cà phê tại Đống Đa (Hà Nội). Khi đến căn phòng mang tên “Căn phòng trút giận” người chơi có thể đập phá đồ đạc thoải mái để có thể “trút giận”, giải tỏa căng thẳng khiến giới trẻ vô cùng thích thú và tò mò.

Tại đây, khách hàng có thể thoải mái đập phá đồ đạc bất kì có trong căn phòng để có thể giải tỏa tâm lý hay những áp lực trong cuộc sống mà họ vướng phải và khách hàng đến đây chủ yếu là sinh viên, học sinh và dân công sở.

{keywords}

Một người chơi đang đập phá tivi trong một căn phòng “Căn phòng trút giận”.

Khi được hỏi về ý tưởng kinh doanh này, anh Nguyễn Ngọc Thịnh (Chủ “Căn phòng trút giận") chia sẻ: “Công việc của tôi trước đây là một nhân viên chăm sóc khách hàng, công việc rất áp lực bởi phải tiếp xúc với rất nhiều người khiến bản thân luôn trong trạng thái căng thẳng mà không thể giải tỏa. Thế nên, tôi đã quyết định mở dịch vụ đập phá đồ đạc để mọi người có thể “trút giận” mỗi khi bị áp lực”.

{keywords}

Các đồ vật vừa được một người chơi "trút giận".

Cũng theo anh Thịnh, dịch vụ đập phá đồ đạc để “trút giận” đã xuất hiện khá lâu trên thế giới như Mỹ, Nhật… thế nhưng ở anh là người đầu tiên mở dịch vụ tại Việt Nam.

“Căn phòng trút giận” được thiết kế khép kín, bên trong căn phòng sẽ có rất nhiều các đồ vật đã cũ như nồi cơm điện, tivi, chén, bát, chai lọ… để khách hàng có thể thoải mái đập đá các đồ vật có trong phòng", anh Thịnh chia sẻ thêm.

{keywords}

Những đồ vật dùng để “trút giận” tại đây hầu hết đều là những đồ vật cũ, không thể sử dụng được nữa và được sắp xếp sẵn trong phòng, để khách hàng có thể thoải mái đập phá chúng.

Trước khi tham gia trò chơi này, khách hàng được trang bị các thiết bị bảo hộ gồm quần áo, gang tay và mũ bảo hiểm và các dụng cụ để đập phá đồ vật như gậy bóng chày, xà beng…

Những đồ vật dùng để “trút giận” tại đây hầu hết đều là những đồ vật cũ, không thể sử dụng được nữa và được sắp xếp sẵn trong phòng, để khách hàng có thể thoải mái đập phá chúng.

{keywords}

Trước khi tham gia trò chơi này, khách hàng được trang bị các thiết bị bảo hộ gồm quần áo, gang tay và mũ bảo hiểm.

Khi tham gia dịch vụ này, mỗi lần chơi khách hàng sẽ phải trả mức giá khoảng 200 nghìn đồng/người và được chơi trong vòng 45 phút. Ngoài ra, có thể rẻ hơn nếu đi theo nhóm.

Bạn Nam (SV trường Đại học Công Đoàn) – khách hàng tham gia trò chơi này cho biết: “Nhiều khi vì áp lực thi cử học tập khiến mình bị stress nhưng không biết giải tỏa bằng cách nào, tuy nhiên khi biết đến dịch vụ này mình đã đến thử và cảm thấy khá thoải mái, giúp bản thân thư giãn và bớt căng thẳng hơn”.

Tuy nhiên, có một số người lại cho rằng, việc “ trút giận” lên đồ đạc mang xu hướng bạo lực và không phải cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

{keywords}

Các đồ đạc dùng để đập phá trong "Căn phòng trút giận".

“Việc đập phá như thế này theo mình hơi bạo lực và không phải biện pháp tốt giải tỏa căng thẳng. Những khi bị stress mình thường đi chơi và ăn uống cùng bạn bè, cảm thấy bản thân thoải mái hơn là việc đập phá đồ đạc”, bạn Mai Thanh (SV trường Đại học Điện lực) chia sẻ.

Thế nhưng, theo anh Thịnh, việc đập phá đồ đạc trong căn phòng kín và thời gian chơi cũng khá ngắn nên đây cũng là một giải pháp khá an toàn, giúp bản thân lấy lại tinh thần nhanh chóng.

Anh Lê Bình (Nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: “Việc đập phá đồ đạc và “trút giận” lên những vật vô tri trong căn phòng kín như thế này giúp tôi giải tỏa được khá nhiều áp lực công việc và khiến bản thân thoải mái hơn”.

(Theo Viet Q)