Cặp khế trên 400 năm tuổi do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, hiện được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam.

Cận cảnh cặp khế "vợ chồng" của vua Gia Long

Nói đến vườn cây di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người mê cây cảnh cũng như những người đang sở hữu vườn cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Toàn “đôla”, ở Việt Trì (Phú Thọ).

Theo chân anh Toàn đi thăm vườn cây trong khuôn viên nhà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi có rất nhiều cây quý, cổ từng thuộc sở hữu của vua, chúa ngày xưa, trong đó có cặp khế cổ “vợ chồng” của vua Gia Long.

{keywords}
Cặp khế cổ “vợ chồng” trong sân vườn nhà anh Toàn có tuổi đời trên 400 năm. Giới chơi cây đánh giá đây cặp khế cổ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Anh Toàn cho biết, cặp khế này có tuổi đời trên 400 năm. "Theo chủ nhân cũ của cặp khế cho biết, cặp khế này do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc. Khi con trai cả của vua Gia Long là hoàng tử Cảnh trưởng thành, vua trao cặp khế cho hoàng tử đi khai phá miền Tây.

Cặp khế được vua làm theo tích “tam cương ngũ thường” có nghĩa là: đạo làm cha thì phải làm sao, đạo làm con thì phải làm sao và đạo làm trai phải làm như thế nào… Dáng thế trực, một cây khế chồng, một cây khế vợ", anh Toàn cho hay.

{keywords}
Năm 2015, vườn nhà anh Toàn được công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam

Kể về quá trình mua cặp khế cổ này, anh Toàn cho biết, cặp khế có tích mà lại do vua trồng nên rất khó mua. Anh phải đầu tư hàng tháng trời đến làm quen với chủ của cây ở Tiền Giang. Đến lúc thân thiết, anh mới ngỏ lời xin mua cây.

Nói về giá trị của cây, anh Toàn cho hay: “Cây cổ thì giá trị vô cùng, hiện giá trị của cặp khế này khoảng hơn 10 tỷ đồng”.

Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn vườn cây của anh Toàn là vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á. Năm 2015, vườn cây của anh tiếp tục được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam.

{keywords}

{keywords}
Theo vị chủ nhân, cây khế này là dòng khế ta chứ không phải dòng khế gân. Khế là dòng cây giòn nên rất khó uốn, phải được trồng, chăm sóc từ nhỏ mới có được hình dáng như thế này.

{keywords}

{keywords}
Muốn có một cây đẹp như vậy, những nghệ nhân xưa phải kì công chế tác

{keywords}
Mỗi cây có chiều cao khoảng gần 3m, đường kính gốc một người lớn ôm

{keywords}
Bông, cành tán mọc từ gốc lên ngọn và được các nghệ nhân xưa bố trí hợp lý

{keywords}
Cây khế thân mốc xù xì, u nổi.

{keywords}
Thân cây xoắn, uốn lượn

(Theo Dân Việt)