Tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng dù chỉ mới phát triển trong một vài năm gần đây, nhưng đã cho thấy tiềm năng của nó trong tương lai, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Lợi ích của cho vay tiêu dùng

Các khoản cho vay tiêu dùng ngày nay thường được cung ứng bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, dưới các hình thức như cho vay mua xe, cho vay mua thiết bị gia đình, cho vay theo lương, cho vay qua thẻ tín dụng… Hoạt động cho vay tiêu dùng đã sớm phát triển trong cuộc sống của con người và ngày càng được thúc đẩy bởi các nhu cầu phát triển của xã hội.

“Hoạt động cho vay tiêu dùng xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép các cá nhân có thể tiêu dùng trước, chi trả sau dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động cho vay tiêu dùng cũng cho thấy hoạt động này không chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội với 4 lợi ích cơ bản” - ông Trần Việt Vĩnh, CEO công ty cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin cho biết.

{keywords}
Ông Trần Việt Vĩnh, CEO công ty cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin

Thứ nhất, nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân (đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, chưa có lịch sử tín dụng - đây là nhóm khách hàng dưới chuẩn thường bị từ chối bởi các NHTM truyền thống), và giúp cho các kế hoạch tiêu dùng diễn ra suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập, do vậy góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.

Thứ hai, góp phần gia tăng sự hiểu biết, kiến thức về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, vì vậy giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để họ có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Thứ ba, làm giảm các dịch vụ tín dụng phi chính thức, hạn chế cho vay nặng lãi, tín dụng đen.

Thứ tư, cho vay tiêu dùng cũng được xem là một công cụ quan trọng làm tăng cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ, qua đó tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đặc biệt với các ứng dụng như Fiin sẽ tối ưu hoá nguồn tiền nhàn rỗi mà người dân không gửi vào các ngân hàng, tránh lãng phí tại các thẻ ATM bằng cách đầu tư cho các cá nhân có nhu cầu vay online.

Vay tiêu dùng là một hình thức rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, dù chỉ mới phát triển trong một vài năm gần đây, nhưng đã cho thấy tiềm năng của nó trong tương lai là rất lớn, đặc biệt trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Xu thế tất yếu

Từ năm 2007 đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012 và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, tương đương khoảng 5,2% GDP, và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuối cùng. Năm 2014 hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá là phát triển mạnh hơn so với năm 2013 từ các ngân hàng thương mại, nhất là từ công ty tài chính tiêu dùng.

Thực tế, cho vay tiêu dùng tiếp tục xu hướng tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo bởi nhu cầu của người dân ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Ủy Ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho vay tiêu dùng cuối năm 2016 đạt 646.000 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm, chiếm 13,1% tổng cho vay.

Với hơn 90 triệu dân, trong đó phần lớn là dân số trẻ, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng. Theo ước tính của một số chuyên gia, giá trị tiềm năng của thị trường CVTD Việt Nam lên đến 15 tỷ USD/năm và chủ yếu đến từ thị trường mục tiêu với khoảng gần 30 triệu người trong khoảng từ 20-59 tuổi.

Cho vay tiêu dùng tập trung vào phân khúc sửa chữa và mua nhà để ở (49,4%); mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình (23,4%); mua phương tiện đi lại (10,4%). Các nghiên cứu dự báo đến năm 2020 chỉ số tiêu dùng của người Việt Nam sẽ tăng 40% so với năm 2016.

Dự báo tầng lớp trung lưu tại Việt Nam gia tăng sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Đáng nói nguồn vốn rót cho tín dụng tiêu dùng hiện đang dồi dào từ các quỹ đầu tư, nhà đầu tư ngoại, các tổ chức tài chính với nhiều ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Hiện nay sự cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính tiêu dùng cá nhân không chỉ của ngân hàng và công ty tài chính, mà còn có sự tham gia của các Fintech (công ty công nghệ tài chính) với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Các sản phẩm tài chính của nhóm công ty Fintech khá phong phú so với nhu cầu của người tiêu dùng với hạn mức theo nhu cầu, đặc biệt các thủ tục được thực hiện trực tuyến.

{keywords}
Các ứng dụng khai thác được sức mạnh của AI, Big data như Fiin.vn
sẽ sớm dẫn dắt thị trường cho vay cá nhân trực tuyến

Đối với thị trường cho vay tiêu dùng cá nhân trực tuyến, công ty nào tận dụng được AI, Big data và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong kỷ nguyên 4.0 sẽ dẫn đầu. Tuy nhiên, chính bản thân khách hàng hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn các công ty tài chính chuyên nghiệp, minh bạch, có năng lực công nghệ mạnh, để bảo đảm bảo an toàn thông tin và ví tiền của mình, đó là lời khuyên của ông Trần Việt Vĩnh.

PV