Đại gia bí ẩn âm thầm thực hiện các thương vụ khủng trong lúc thị trường chứng khoán bùng nổ với những cú huých tỷ USD đến từ các ông lớn trong và ngoài nước. Những kế hoạch mới đang bắt đầu được triển khai.

Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tổ chức này vừa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu 644.765 cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo từ CTCP Đầu tư BI VI sang cho quỹ ngoại Asia Value Investment Limited.

CTCP Đầu tư BI VI là công ty do ông Ho Thế An (Ho An T) là người đại diện theo pháp luật. Công ty đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó ngày 12/10 VSD cũng đã làm thủ tục chuyển nhượng 1.611.914 cổ phiếu VJC từ CTCP Đầu tư BI VI sang cho quỹ ngoại Asia Value Investment Limuted.

Cổ phiếu VJC bứt phá mạnh mẽ trong thời gian và liên tục lập đỉnh mới. Cổ phiếu này đang lên gần mức 130 ngàn đồng/cp. Với mức giá này, số lượng cổ phiếu chuyển nhượng của BI VI có giá trị khoảng 300 tỷ đồng.

{keywords}

Về lý thuyết là, BI VI chuyển cổ phần sang cho một quỹ ngoại. Tuy nhiên, trên thực tế cả Asia Value Investment và CTCP Đầu từ BI VI đều liên quan đến VinaCapital.

VinaCapital là 1 trong 2 quỹ đầu tư ngoại lớn nhất tại Việt Nam. Tổ chức này đang quản lý 3 quỹ đầu tư dạng đóng được niêm yết tại thị trường chứng khoán London gồm: VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) niêm yết trên sàn giao dịch chính, VinaLand Limited (VNL) và Vietnam Infrastructure Limited (VNI) niêm yết trên sàn AIM. Ngoài ra VinaCapital cũng đang quản lý các quỹ mở VVF, VESAF dành cho nhà đầu tư nước ngoài và hai quỹ VFF, VEOF dành cho nhà đầu tư trong nước.

Gần đây, nhiều quỹ ngoại trong đó có Vinacapital đang hàng mid-cap (cổ phiếu của DN có quy mô trung bình) như: DHG, HAR, NKG, KDH, KBC,…

Trong vài phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục bùng nổ với hàng loạt phiên tăng trên 10 điểm. VN-Index nhanh chóng vượt 930 điểm lên mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ qua.

Nhiều cổ phiếu xác lập kỷ lục mới nhờ dòng vốn ngoại và kỳ vọng dòng vốn ngoại như: Vincom Retail (VRE), Vingroup (VIC), Vinamilk (VNM), Sabeco (SAB)…

Sau nhóm trụ cột, dòng tiền trên thị trường đang đổ mạnh vào nhóm ngân hàng như: ACB, BID, CTG, EIB, MBB, VCB, VPB, VIB… Hai cỏ hiếu BIDV (BIDV) và Vietinbank (CTG) thậm chí còn tăng trần trong phiên vừa qua.

Hàng loạt cổ phiếu mid-cap và dòng chứng khoán như DIG, DXG, TDC, VCG, HCM, SSI… đều tăng giá mạnh.

Về tổng thể, quy mô và thanh khoản trên TTCK tiếp tục cải thiện. Dòng vốn nội và ngoại vẫn đổ vào thị trường cho dù VN-Index đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2008. Nhiều cổ phiếu mới tiếp tục có kế hoạch IPO và lên sàn như TCT Sông Đà…

Theo BVSC, diễn biến luân phiên tăng điểm ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường đi lên trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, thị trường cũng sẽ có diễn biến phân hóa ở mức cao với dòng tiền tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có yếu tố hỗ trợ về mặt thông tin.

Theo SHS, dòng tiền tiếp tục được đổ mạnh vào thị trường, độ rộng thị trường trong phiên cũng có sự cải thiện lên mức tích cực khi sắc xanh có sự lan tỏa sang các nhóm bất động sản - xây dựng, chứng khoán, hàng không. Tâm lý nhà đầu tư đang rất hưng phấn với xu hướng tăng và hiện rất khó có thể đoán được đỉnh trong đợt tăng này là bao nhiêu, tuy nhiên, SHS vẫn để ngỏ khả năng chỉ số sẽ có phiên điều chỉnh trước khi tăng tiếp.

SHS cho rằng, VN-Index có thể điều chỉnh trở lại để retest ngưỡng tâm lý 930 điểm mới đạt được.

Trong khi đó BSC khuyến nghị nhà đầu tư giao dịch thận trọng, tránh bị cuốn theo dấu hiệu tích cực của thị trường khi đà tăng điểm vẫn tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu có vốn hóa lớn trong khi các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn chưa thu hút được dòng tiền.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/11, VN-index tăng 14,36 điểm lên 932,66 điểm; HNX-Index tăng 1,27 điểm lên 109,92 điểm. Upcom-Index tăng 0,68 điểm lên 54,24 điểm. Thanh khoản đạt gần 280 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt hơn 7,4 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

H. Tú