Gần tháng qua, thông tin tái cơ cấu Sacombank được cả thị trường quan tâm. Tất cả mọi vấn đề từ thời gian ĐHCĐ, các nhóm đầu tư mới tham gia tái cơ cấu, thông tin nhân sự... đều gây chú ý đặc biệt.

Rõ ràng, tái cơ cấu Sacombank đang được toàn hệ thống và thị trường mong đợi. Sacombank là NH lớn, một định chế và thương hiệu mạnh nhưng đang đối mặt với nhiều khó khăn và phức tạp sau khi sáp nhập với NH Phương Nam. Tình thế của Sacombank như là một nút thắt cần tháo gỡ để thúc đẩy lộ trình tái cơ cấu NH và nếu có một kế hoạch tốt, được đảm bảo bởi các cơ chế khả thi thì thành công ở Sacombank chính là điểm mở cho việc tái cơ cấu các NH yếu kém.

Vị thế và thách thức

Cho đến trước khi sáp nhập với NH Phương Nam, Sacombank là tên tuổi nhất nhì trong các NH cổ phần. Đây là một thương hiệu mạnh, hoạt động ổn định, hiệu quả tốt với kết quả kinh doanh toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá cao. Sacombank có một hệ thống rộng và mạnh trong cả nước, vươn ra Lào và Campuchia, tiếp cận tốt các khách hàng DNNVV, khách hàng tiểu thương - cá nhân và tiêu dùng.

{keywords}

Tuy nhiên, mọi việc dường như đã thay đổi khi NH Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, buộc Sacombank phải gánh cả khối nợ xấu cùng nhiều hậu quả từ ngân hàng này. Thực tế, ngay sau khi sáp nhập, Sacombank gần như gục ngã trước gánh nặng NH Phương Nam đổ về. Năm 2015, Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận rất cao, hơn 3.000 tỷ đồng trước thuế, nhưng kết quả chỉ đạt được hơn 1.000 tỷ đồng. Nợ xấu sau đó tăng đột biến. Bộ máy quản trị điều hành liên tục biến động.

Sáp nhập mang lại cho Sacombank quy mô lớn hơn và hiện được đánh giá đứng thứ 5 toàn hệ thống nhưng cũng mang lại cho ngân hàng này nhiều khó khăn hơn khiến Sacombank ngày càng lún sâu vào khó khăn.

Sacombank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 với lợi nhuận trước thuế đạt 309 tỷ, dù tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn còn xa mới đạt được kết quả bình thường của trước đây. Diều này cho thấy, sau những năm vật vã với gánh nặng từ NH Phương Nam, Sacombank vẫn chưa hồi sức. Đặc biệt, về nợ xấu, sau khi bán cho VAMC hơn 37.000 tỷ đồng, hiện tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý I/2017 ở mức 4,88% (hơn 10.000 tỷ đồng) dù giảm so với mức 5,35% tại thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 6,6% còn 6.600 tỷ đồng.

Rõ ràng, dù mang trên mình một vị thế lớn nhưng đằng sau quy mô đó là rất nhiều vấn đề thách thức đến tương lại phát triển của NH. Cho đến nay, với kết quả kinh doanh kém quả quan của 2 năm qua, cổ phiếu STB từ một cái tên sáng giá trở thành một điển hình mất giá, có thời điểm xuống dưới mệnh giá. Thậm chí, cho đến nay, sau 2 năm chưa nộp báo cáo tài chính, cộng với kết quả kinh doanh yếu kém, STB đang nguy cơ bị kiểm soát đặc biệt. Nếu điều này xảy ra thì mọi việc sẽ rất khó lường cho cả Sacombank và cả hệ thống NH.

Chờ điểm mở cơ chế

Sau 2 năm sáp nhập dù đã làm được rất nhiều việc mà lớn nhất là duy trì được thương hiệu và hệ thống hoạt động ỏn định. Tuy nhiên, với thực trạng tài chính nhất là hậu quả NH PhươnG nam nk để lại ảnh hưởng đáng kể đến Sacombank.

Một chuyên gia theo dõi NH và sát sao với lộ trình tái cơ cấu cho rằng, những tồn tại lớn nhất của Sacombank sau khi sáp nhập cũng chính là các vấn đề mà các NH yêu kém gặp phải là: giá trị tài sản không sinh lời chiếm tỷ trọng lớn. Tức là, tài sản lớn nhưng không sinh lời chính, đây chính là yếu tố ăn mòn lợi nhuận và nếu không xử lý thì nó sẽ trở thành gánh nặng nhấn chìm mọi nỗ lực kinh doanh của NH. Bên cạnh đó, lãi dự thu tích tụ lớn nhưn khả năng thu hồi ngay không cao. Đây là lợi nhuận dự tính từ các khoản cho vay nhưng rồi khách hàng vay nhưng đột ngột khó khăn nên không trả nợ được, không thu được lãi. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thực thu và nếu không xử lý, đây chính là một yếu tố tiềm ẩn nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn ở mức khá cao là thách thức lớn nhất của Sacombank sau khi sáp nhập.

{keywords}

Không những thế, với lợi nhuận thấp trong mấy năm qua so với quy mô lớn của Sacombank sẽ khiến uy tín của Sacombank suy giảm. Đi cùng đó là các đánh giá tín nhiệm cũng hạ theo. Và điều này là một cảnh báo đáng lưu ý khi thị trường tiền tệ luôn tiền ẩn tâm lý bầy đàn không chỉ ảnh hưởng Sacombank và còn tác động đến cả hệ thống.

Với hậu quả còn còn rất nặng nề, thì lợi nhuận ít ỏi so với quy mô rất lớn, Sacombank không thể đủ sức giải quyết và bù đắp các hậu quả tài chính còn tồn tại. Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, cần cơ chế của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ, nếu không sẽ khó vực được Sacombank. Và hai vấn đề chính cần được tập trung tháo gỡ chính là nợ xấu và rủi ro tiềm ẩn trong lãi dự thu của Sacombank.

Sacombank là một NH tốt nhưng phải gánh những khó khăn của Phương Nam đổ vào vào. Vì thế, để tái cơ cấu theo nguyên tắc không sử dụng ngân sách thì cần sử dụng nền tảng hoạt động tốt, quy mô, sức mạnh tài chính và các nguồn lực hiện có của Sacombank để tự tái cơ cấu. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng các quy định thì lợi nhuận của Sacombank sẽ khó thể đáp ứng, ảnh hưởng lớn đế hiệu quả hoạt động và tác động tiêu cực đến cân đối tài chính của NH. Chính vì thế cần có cơ chế tháo gỡ hai khó khăn chính này, bởi nếu không thì hậu quả của nó thì bất cứ ai hiểu về tài chính đều lo ngại.

Vì thế, việc xây dựng cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu NH và xử lý nợ xấu nếu có cơ chế giãn thời gian để có lộ trình cho việc hạch toán chi phí dự phòng rủi ro, có lộ trình từng bước thoái lãi dự thu như định hướng của Chính phủ tại nghị quyết về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017 là một điều rất cần thiết. Soi định hướng này vào trưởng hơp cụ thể của Sacombank để thấy, nếu có các cơ chế phù hợp như trên thì NH sẽ có điều kiện để tự khôi phục các vấn đề tài chính của mình, trong điều kiện không có ngân sách hay nguồn lực nào khác hỗ trợ. Ngược lại, nếu không có cơ chế hỗ trợ và không thực hiện kịp thời thì sẽ không tháo gỡ được các vấn đề tài chính tại Sacombank và khi đó công tác tái cơ cấu sẽ khó thành công và các rủi ro chưa được giải quyết sẽ càng tích tụ lớn hơn.

Lê Hà