"Chậm nhất tới ngày 01/01/2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát thẻ bảo hiểm xã hội điện tử tới người tham gia bảo hiểm y tế..." - đây là một nội dung của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, vừa được Chính phủ ban hành.

Chủ thẻ BHYT bãi ngang được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện huyện?

Học sinh, sinh viên đi viện, khi nào được thanh toán 100% BHYT?

Nghị định 146/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12/2018.

Theo Bảo hiểm xã hội VN, tới ngày 1/10/2018, cả nước hiện có 82,3 triệu người được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó cấp thẻ BHYT theo mã số bảo hiểm xã hội là 78,65 triệu người, đạt tỷ lệ 99% tổng số người tham gia đã có mã số bảo hiểm xã hội.

{keywords}
Từ năm 2020, thẻ BHYT điện tử sẽ được phát hành thay cho thẻ giấy hiện nay.

Việc thay thế thẻ BHYT từ chất liệu giấy sang thẻ điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia khi thực hiện giao dịch đăng ký đóng, hưởng chế độ BHYT. Đồng thời giúp cơ quan BHXH dễ dàng quản lý công tác khám chữa bệnh BHYT.

Liên quan tới việc cấp thẻ BHYT điện tử, Văn Phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 4173/VPCP-KSTT ngày 08/05/2018, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao cho BHXH VN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử.

Thủ tướng yêu cầu thẻ BHYT phải có gắn chíp với giải pháp công nghệ do Việt Nam làm chủ, bảo đảm kết nối, liên thông, tích hợp an toàn và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Được biết, BHXH VN đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu cấp thẻ BHYT điện tử như kế hoạch đề ra, như: Xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt Mẫu thẻ BHYT và phương án cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT điện tử; xây dựng phương án để xây dựng mục tiêu, lộ trình thực hiện, quy định về giải pháp công nghệ cho thẻ BHYT điện tử...

BHXH VN cũng tổ chức khảo sát, thí điểm tại một số tỉnh, thành phố lớn, lên phương án trang bị cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quản lý về BHYT liên thông cơ sở dư liệu của các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Về yêu cầu cụ thể, thẻ BHYT điện tử sẽ phải được tích hợp an toàn và giao dịch dữ liệu của ngành BHXH với các cơ sở dữ liệu của đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương có liên quan.

Ngoài ra, thẻ BHYT điện tử sẽ sử dụng thông tin sinh trắc học của người tham gia BHYT để xác thực nhân thân. Thông tin sinh trắc học sẽ được thu thập, quản lý và cập nhật trên thẻ điện tử theo kế hoạch, lộ trình cụ thể, đồng bộ với quá trình triển khai…

(Theo Dân trí)

Mượn thẻ BHYT đi khám bệnh có phạm tội không?

Mượn thẻ BHYT đi khám bệnh có phạm tội không?

Đã phát hiện khá nhiều trường hợp mượn thẻ BHYT của người khác để đi khám chữa bệnh, thậm chí có cả bác sĩ cấu kết với bệnh nhân hoặc tự ý lấy mã số thẻ BHYT của người dân lập hồ sơ, bệnh án để thanh toán tiền BHYT.