Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục đặt ra những mục tiêu tỷ USD. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ thương mại điện tử khiến chiến lược có nhiều thay đổi. Thế Giới Di Động có dấu hiệu tập trung cạnh tranh với chợ truyền thống. 

Giải cứu bất thành, đại gia Nam Định tụt dốc, mất ngàn tỷ

Đại gia đen đủi: Đồn dính Vũ Nhôm, bị đại gia bí ẩn chây ì ngàn tỷ

Trong một báo cáo của VDSC, mảng kinh doanh điện thoại của Thế Giới Di Động (MWG) đã không còn đóng góp chính vào doanh thu của doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài, mà thay vào đó là Điện Máy Xanh.

Chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 55% doanh thu 8 tháng đầu năm cho MWG. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, MWG có thể sẽ tập trung nguồn lực vào một mảng khác, với kỳ vọng sẽ có tiềm năng hơn.

Cũng giống như mảng điện thoại di động, Điện Máy Xanh được đánh giá chịu áp lực cạnh tranh từ thương mại điện tử, bán hàng online. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ truyền thống như MWG của ông Nguyễn Đức Tài hay FPT Retail của ông Trương Gia Bình... đối mặt với nhiều thách thức.

Theo báo cáo của VDSC, đến năm 2022, Bách Hóa Xanh có thể đóng góp tới 50% doanh thu cho MWG, với khoảng 4 tỷ USD thông qua 4.500 cửa hàng.

Đích nhắm của Bách Hóa Xanh chính là thị phần từ chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa ở các khu dân cư trên phạm vi cả nước.

Trong bối cảnh chiến lược của MWG có sự thay đổi, tập trung vào Bách Hóa Xanh, các cổ đông ngoại tại doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài cũng thay đổi khá mạnh.

Quỹ Thái Lan - The Ton Poh Fund vừa chuyển nhượng hơn 1 triệu cổ phiếu MWG trong bối cảnh cổ phiếu này tăng giá khá tốt và sắp trở lại đỉnh cao lịch sử ghi nhận hồi cuối 2017. Bên nhận chuyển nhượng là một số các quỹ ngoại khác. Trước đó, hồi tháng 9, The Ton Poh Fund cũng đã chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu MWG cho Hanoi Investments Holdings Limited. 

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Tài.

Hiện tại, doanh thu bình quân cũng như biên lợi nhuận của các cửa hàng Bách Hóa Xanh vẫn còn khá thấp. Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư lo ngại.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài chứng kiến doanh thu chuỗi điện thoại tiếp tục giảm xuống trong năm 2018, sau một năm 2017 đi ngang. Doanh nghiệp bán lẻ điện thoại lớn nhất cả nước gần đây phải đóng cửa nhiều cửa hàng, với con số lên tới cả chục đơn vị, tính trong khoảng thời gian từ đầu 2018.

Doanh thu của Thế Giới Di Động được duy trì ở mức cao không phải nhờ mảng kinh doanh điện thoại mà nhờ vào sự gia tăng về số lượng chuỗi điện máy trong năm 2017 và đầu năm 2018.

Nhưng, chính mảng điện máy của MWG cũng đang có xu hướng chững lại.

Trong khi đó, một số nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng của mảng Bách Hóa Xanh cũng như kinh nghiệm mở chuỗi quy mô lớn của MWG.

Mặc dù vậy, số lượng cửa hàng Điện Máy Xanh được mở thêm trong những tháng đầu năm 2018 ít hơn nhiều so với năm trước đó, chỉ bằng 15-20% so với trung bình 2017.

Doanh thu trên từng điểm bán lẻ của MWG có xu hướng giảm, theo tình trạng chung khi mà thị trường có dấu hiệu bão hòa. MWG có kế hoạch phát triển mảng bán lẻ dược phẩm nhưng đây cũng là hướng mà nhiều đại gia khác đang hướng tới, mức độ cạnh tranh cũng rất cao.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực chốt lời rất mạnh nhưng khối ngoại quay trở lại mua ròng.

Nhóm cổ phiếu bị chốt lời mạnh nhất là dầu khí và ngân hàng. Cổ phiếu ngành dầu khí đã tăng mạnh trước đó, trong khi giá dầu dự báo khó có thể tăng vọt như kỳ vọng trước đó của thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng trong khi đó cũng ở mức cao. Ngành ngân hàng cũng không còn quá nhiều lợi thế khi mà việc thu hồi nợ xấu đã làm được khá nhiều trong khi room tín dụng cho cuối năm còn khá ít.

Nhóm dệt may tăng mạnh nhờ dự báo hưởng lợi từ những biến động trên thị trường thế giới. Trong khi cổ phiếu cảng biển tăng vọt với kỳ vọng tăng giá phí dịch vụ.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có cái nhìn thận trong hơn trong các dự báo.

Chứng khoán BIDV cho rằng, hoạt động chốt lãi đang cho thấy bên bán khá chủ động ở nhiều cổ phiếu đã tăng nhiều trước khi KQKD được công bố chính thức. Ngưỡng tâm lý 1.000 điểm đang thành ngưỡng khá nhậy cảm cho VN-Index trong tuần này.

Rồng Việt nhận định thị trường bước vào nhịp giảm điểm sau khi VN-Index đã tăng mạnh trước đó và chạm vùng kháng cự mạnh 1020-1025 điểm. Tuy vậy, cơ hội đầu tư vẫn xuất hiện ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dựa trên kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 đang dần hé lộ.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/10, VN-index giảm 15,23 điểm xuống 1.008,39 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm xuống 114,67 điểm. Upcom-Index giảm 0,51 điểm xuống 54,04 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 370 triệu đơn vị, trị giá 12,8 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Tiêu tán 2 tỷ USD, tỷ phú Hoàng Kiều rớt khỏi nhóm giàu nhất nước Mỹ

Tiêu tán 2 tỷ USD, tỷ phú Hoàng Kiều rớt khỏi nhóm giàu nhất nước Mỹ

Từ vị trí 278 trên 400 người giàu nhất nước Mỹ năm 2017, tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều đã không còn nằm trong danh sách này theo xếp hạng mới nhất của Forbes.

Tháo chạy bất thành, đại gia miền Tây tan giấc mộng tỷ USD

Tháo chạy bất thành, đại gia miền Tây tan giấc mộng tỷ USD

Ông trùm Lê Văn Quang dồn dập đón tin vui sau khi trở lại với các nhà đầu tư sau vài năm tháo chạy để tìm đối tác ngoại. Kế hoạch tỷ USD dở dang và mong muốn tìm được đối tác ngoại có thể sớm trở thành hiện thực.

Bầu Đức sắp xếp lại cơ đồ sau biến động tỷ USD

Bầu Đức sắp xếp lại cơ đồ sau biến động tỷ USD

Doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) tiếp tục sắp xếp lại việc quản trị của tập đoàn sau cú bắt tay tỷ USD với tỷ phú Trần Bá Dương và những thay đổi hậu thời kỳ tái cấu trúc khi ông lớn Thaco vào cuộc.

Mơ chia phần 10 tỷ USD, đại gia đốt túi gần 3.000 tỷ

Mơ chia phần 10 tỷ USD, đại gia đốt túi gần 3.000 tỷ

Dù đốt hàng trăm tỷ dồng nhưng các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn quyết tâm đổ tiền. Cuộc chơi “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” này, đại gia Việt có phần yếu thế.

Lộ 2,5 tỷ USD: Đại gia Việt được vào danh sách theo dõi

Lộ 2,5 tỷ USD: Đại gia Việt được vào danh sách theo dõi

Nếu chấp nhận khoản tiền 2,5 tỷ USD, có lẽ ông đã lọt danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes từ trước cả tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.