Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý về một số nội dung chủ yếu trong Hợp đồng BOT và Bảo lãnh Chính phủ đối với các dự án nhà máy điện BOT (một hình thức hợp tác công - tư).

Liên quan một số nội dung bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính cho hay: Hiện nay chưa có khuôn khổ pháp lý chung quy định về trách nhiệm, phạm vi bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án BOT. 

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, việc thực hiện các hợp đồng thương mại là nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN và Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - TKV với công ty BOT. Cho nên, các bên Việt Nam tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm lựa chọn hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng phù hợp (ví dụ qua các định chế tài chính).

{keywords}
Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện theo hình thức BOT.

“Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Đối với những dự án Chính phủ đã bảo lãnh một số nghĩa vụ của EVN, PVN và TKV, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, EVN, PVN và TKV rà soát định kỳ “các rủi ro phát sinh” trong việc thực hiện cam kết của đối tác Việt Nam mà “có thể chuyển thành các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ”.

Trường hợp “nghĩa vụ nợ dự phòng” phát sinh, Bộ Tài chính đề nghị căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội sẽ bố trí dự toán ngân sách để thực hiện.

Liên quan đến công thức thanh toán khi chấm dứt sớm dự án, Bộ Tài chính nhắc lại những văn bản trước đó mà Bộ này đã đề nghị Thủ tướng xem xét “bỏ nội dung công thức thanh toán chấm dứt sớm theo hợp đồng BOT các dự án nhiệt điện”.

Bộ Tài chính đã thể hiện quan điểm này khi có ý kiến với dự án Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3.

Lý do được Bộ Tài chính cảnh báo là: Rất rủi ro cho Chính phủ khi Chính phủ phải thanh toán trên 2 tỷ USD/dự án trong trường hợp dự án chấm dứt ngay sau ngày vận hành thương mại.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay trong kế hoạch trung hạn về dự toán ngân sách nhà nước, chưa tính đến nghĩa vụ nợ tiềm tàng có thể chuyển thành “nghĩa vụ nợ dự phòng này của Chính phủ”.

L.Bằng

Nhà đầu tư Trung Quốc làm bao nhiêu dự án nhiệt điện ở Việt Nam?

Nhà đầu tư Trung Quốc làm bao nhiêu dự án nhiệt điện ở Việt Nam?

Gần đây, có những đề xuất về nhà đầu tư Trung Quốc tham gia phát triển các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Vậy ở Việt Nam, có bao nhiêu dự án nhiệt điện có vốn của nhà đầu tư Trung Quốc?

Chuyển nhiệt điện tỷ USD từ PVN sang doanh nghiệp Trung Quốc?

Chuyển nhiệt điện tỷ USD từ PVN sang doanh nghiệp Trung Quốc?

Bộ Công Thương vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc chuyển giao chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Long Phú III từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sang cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Đề xuất giao dự án nhiệt điện cho liên danh của Geleximco

Đề xuất giao dự án nhiệt điện cho liên danh của Geleximco

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 cho liên danh Tập đoàn Geleximco - Công ty TNHH Hong Kong United (HUI) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV).

Xây 2 nhiệt điện 50.000 tỷ đồng: Thận trọng những thách thức

Xây 2 nhiệt điện 50.000 tỷ đồng: Thận trọng những thách thức

Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí Ô Môn III và Ô Môn IV có giá bán điện gấp rưỡi đến gấp đôi giá bán lẻ điện bình quân hiện hành nên sẽ gây áp lực cho giá điện.

Nhiệt điện tỷ USD chậm tiến độ vì nhà thầu bị Mỹ... cấm vận

Nhiệt điện tỷ USD chậm tiến độ vì nhà thầu bị Mỹ... cấm vận

Nhà thầu bị Mỹ đưa vào danh sách cấm vận khiến dự án nhiệt điện Long Phú 1 của PVN bị chậm tiến độ ít nhất 36 tháng.

Lo sợ tro thải nhiệt điện: Bình Thuận kêu lên Thủ tướng

Lo sợ tro thải nhiệt điện: Bình Thuận kêu lên Thủ tướng

5 nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nếu đi vào hoạt động tất cả sẽ có một lượng tro xỉ thải rất lớn nên UBND tỉnh Bình Thuận tỏ ra sốt ruột và lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi trường.