Cây sâm Ngọc Linh một trong 4 loại sâm quí hiếm bậc nhất Thế giới và là “Quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam cần phải được đầu tư thích đáng để phát triển cây sâm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo tìm “Giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh” do UBND Quảng Nam phối hợp tổ chức ngày 12/6 tại Tam Kỳ, Quảng Nam trong chuỗi các hoạt động của Festival Kết nối di sản 2017...

{keywords} 

Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành T.Ư và địa phương vùng sâm Ngọc Linh cùng các doanh nghiệp đầu tư trồng sâm.

Tại Hội thảo hầu hết các đại biể đều khẳng định cây sâm Ngọc Linh sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định là sản phẩm Quốc gia thì đối với ngành dược liệu Việt Nam xem cây sâm Ngọc Linh là “Quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam và cần phải đầu tư thích đáng để phát triển cây dược liệu quí hiếm này để phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định khi phát biểu khai mạc hội thảo: hiện nay việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh đặc hữu của vùng. Việc phát triển các sản phẩm chiết xuất từ sâm vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển, mua bán từ sâm củ.

{keywords} 

“Quảng Nam xác định phát triển cây sâm Ngọc Linh là cây đặc hữu chỉ duy nhất vùng núi Ngọc Linh Quảng Nam và Kon Tum mới có cây sâm Ngọc Linh. Vì vậy làm thế nào để phát triển mạnh cây sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Việc khai thác hiệu quả kinh tế từ cây sâm đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho Quảng Nam và tỉnh Kon Tum-Nơi duy nhất có loại cây dược liệu quí hiếm này” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đặt vấn đề.

Tại Hội thảo, các đại biểu nhìn nhận việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất giống sâm chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch chưa được tiêu chuẩn hóa, ít có sự tham gia của các nhà khoa học.

Điều đáng quan tâm hiện này mặc dù là một trong 4 loại sâm quí hiếm bậc nhất thế giới nhưng việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để chế biến sâu sản phẩm sâm Ngọc Linh để xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước vẫn chưa được chú trọng.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học cũng như lãnh đạo các bộ ngành TW và địa phương kỹ vọng sẽ có những chính sách đặc thù, giải pháp thiết thực phát triển sâm Ngọc Linh thành cây kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Qua đó phát triển các sản phẩm từ cây sâm Việt Nam thành hàng hóa có tính cạnh tranh không chỉ trong nước mà cần phải xuất khẩu ra nước ngoài, đáp các ứng yêu cầu của sản phẩm quốc gia.

Trước đó, vào tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, phải nhìn nhận lại vai trò của cây dược liệu trong phạm vi quốc gia, từng địa phương, từng ngành, lĩnh vực để chú trọng phát triển. Cây sâm Ngọc Linh là cây thuốc đặc hữu của Việt Nam, được xếp vào một trong 4 loại sâm tốt nhất thế giới và có nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ cộng đồng và có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã quan tâm, đầu tư cho cây sâm Ngọc Linh.

Trước thềm hội thảo này, ngày 5/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt bổ sung sâm Việt Nam vào danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thống nhất một bản kiến nghị đề xuất những giải pháp để phát triển cây sâm Quốc gia thành cây kinh tế chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu không chỉ cho Quảng Nam mà còn của cả đất nước.

Vũ Trung