5 nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nếu cùng đi vào hoạt động sẽ có một lượng tro xỉ thải rất lớn nên UBND tỉnh Bình Thuận tỏ ra sốt ruột và lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ giải quyết các vấn đề liên quan đến bãi thải xỉ của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Dự án Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân gồm các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2, 3, 4 và 4 mở rộng được đầu tư trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đến nay, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã hoàn thành đi vào hoạt động từ tháng 3/2015, còn nhà máy Vĩnh Tân 1 và Vĩnh Tân 4 theo kế hoạch sẽ phát điện thương mại trong năm 2018-2019. Các nhà máy còn lại dự kiến sẽ đi vào hoạt động theo Quy hoạch sơ đồ điện VII của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong thời gian tới.

{keywords}
Một nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Ảnh: Tuấn Kiệt

Theo báo cáo gửi Thủ tướng của UBND tỉnh Bình Thuận, để đảm bảo hoạt động các nhà máy trên, Bộ Công Thương đã quy hoạch khu vực bãi thải xỉ để đổ tro xỉ sau khi đốt từ các nhà máy này với diện tích hơn 181 ha và cao trình tối đa là 27 mét (sau khi lu lèn, đầm nén).

Hiện nay, bãi thải xỉ đã tiếp nhận xỉ tro từ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và trong thời gian tới, khi các nhà máy còn lại đi vào hoạt động, lượng tro xỉ thải ra sẽ lớn hơn rất nhiều, khoảng 3.000 tấn/ngày/nhà máy.

Dẫn chỉ đạo của Thủ tướng giao các bộ đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro, xỉ và thạch cao, UBND tỉnh Bình Thuận than phiền sau 3 năm kể từ ngày nhà máy Vĩnh Tân 2 hoạt động, việc tiêu thụ sử dụng tro xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân vẫn chưa được giải quyết hiệu quả.

Điều này khiến cho khối lượng tro xỉ lưu trữ tại bãi ngày càng lớn, làm cho bãi thải xỉ quá tải, dẫn đến các nguy cơ xảy ra các sự cố ô nhiễm môi trường khi có gió lớn và mưa to như mưa lũ gây tràn tro, xỉ xuống khu dân cư và quốc lộ 1A; gió mạnh và lốc xoáy gây phát tán tro bụi ra môi trường xung quanh. Hệ quả là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và bức xúc cho nhân dân trong khu vực.

Vì vậy, UBND tỉnh Bình Thuận kêu lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị chỉ đạo Bộ Xây dựng tiến hành các công việc liên quan đến quy định về xử lý, sử dụng tro, xỉ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng...

Bình Thuận cũng muốn Bộ Công Thương khẩn trương đánh giá sức chịu tải của các bãi thải xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; hướng dẫn lập, phê duyệt đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng kêu gọi Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, công bố rộng rãi về “sự an toàn của việc sử dụng tro, xỉ (là chất độc hại hay không độc hại) trong các công trình xây dựng”, nhất là các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Lương Bằng

Bí mật công thức chế nước lau nhà từ rác thải: 5 tỷ đồng không bán

Bí mật công thức chế nước lau nhà từ rác thải: 5 tỷ đồng không bán

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở làng chài ven biển, lại mồ côi từ nhỏ, người phụ nữ ấy hoàn toàn không biết gì về công nghệ sinh học (CNSH) nhưng lại thành công với chế phẩm đặc biệt từ… rác thải.

Cấp phép cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển

Cấp phép cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn xả thải ra biển

Từ ngày 1/5/2017 đến hết ngày 28/2/2018, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn được phép xả nước thải vào nguồn nước biển ven bờ thuộc xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia.

Lo Việt Nam thành bãi thải công nghệ Trung Quốc

Lo Việt Nam thành bãi thải công nghệ Trung Quốc

Vài năm trước, Trung Quốc đã thay đổi quy trình công nghệ để môi trường sạch hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ công nghệ lạc hậu từ nước này sẽ tuồn về Việt Nam.

Cho Lọc dầu Nghi Sơn xả 33.000 m3 nước thải xuống biển

Cho Lọc dầu Nghi Sơn xả 33.000 m3 nước thải xuống biển

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xả 33.000m3 nước thải vào nguồn nước biển ven bờ.

Đổ 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển: San hô, tôm cá khó sống?

Đổ 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển: San hô, tôm cá khó sống?

Việc đổ chất thải nạo vét luồng hàng hải xuống đáy biển có thể phá hủy “ngôi nhà” của các loài thủy sinh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản.