Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đơn vị đại diện cho Nhật Bản trong việc hợp tác, phát triển ODA ngày 5/9 phát đi thông tin về một số vấn đề liên quan đến ODA Nhật Bản được truyền thông đề cập gần đây. JICA khẳng định lương tư vấn Nhật không cao hơn so với các nhà tài trợ khác và Việt Nam có thể tiếp tục sử dụng các khoản vay ODA của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ tới.

Liên quan đến mức lương tư vấn Nhật Bản trong dự án ODA gần 700 triệu đồng/tháng được nêu trong văn bản Bộ Tài chính, JICA cho biết: Mức tiền lương cho tư vấn trong Hướng dẫn chung dành cho thẩm định được xác định dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu, do đó, không phải là một đơn giá cố định. Hơn nữa trong quá trình tham vấn, JICA cũng thảo luận kỹ lưỡng với phía Việt Nam về tính phù hợp của đơn giá này với các định mức chi phí của Việt Nam.

Do đó, cơ quan này khẳng định: "Mức giá chúng tôi áp dụng đa phần là giống với các dự án tương tự do các nhà tài trợ khác thực hiện tại Việt Nam".

Tỷ trọng của hoạt động tư vấn trong các dự án vốn vay ODA Nhật Bản không cao nên JICA cho rằng việc nói chi phí tư vấn làm cho tổng số tiền vay leo thang “là không chính xác”.

{keywords}
ODA Nhật Bản góp phần quan trọng cho sự phát triển hạ tầng của Việt Nam.

JICA đồng ý với ý tưởng rằng chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tham gia của các chuyên gia tư vấn địa phương trong các dự án ODA ở Việt Nam.

JICA cho hay 'Hướng dẫn chung về Thẩm định' ban hành vào mỗi năm tài chính. Các mục được nêu trong hướng dẫn chung là các quy tắc áp dụng mang tính toàn cầu và được thiết lập cho mục đích ước tính chi phí.

JICA cũng đề cập đến việc từ ngày 1/10/2017, các điều khoản và điều kiện mới của các khoản vay ODA của Nhật Bản đã được áp dụng cho các dự án tại Việt Nam, với tỷ lệ ưu đãi bị sụt giảm.

Cụ thể, các điều khoản và điều kiện của vốn vay ODA Nhật Bản được thiết lập dựa trên mức thu nhập của các nước tiếp nhận (Tổng thu nhập quốc dân GNI/đầu người). Hỗ trợ phát triển (mức hỗ trợ, trọng tâm hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ..v..v..) sẽ biến chuyển cùng với sự phát triển (mức tăng thu nhập) của nước tiếp nhận.

Như vậy, mức độ ưu đãi của các điều khoản và điều kiện của ODA Nhật Bản đã thay đổi khi mức thu nhập của Việt Nam được xếp hạng vào hạng mục "Thu nhập trung bình thấp".

Mặc dù vậy, JICA khẳng định sự gia tăng của lãi suất “là rất nhỏ”, từ 1,4% lên 1,5% cho các điều khoản không ràng buộc, đồng thời yếu tố không hoàn lại trong vốn vay ODA Nhật bản theo cách tính của OECD-DAC vẫn còn cao.

Hơn nữa, mức độ ưu đãi của ODA Nhật Bản có thể được nhận thấy thông qua so sánh với các nhà tài trợ đa phương và song phương khác.

Kể từ tháng 7/2017, các nhà tài trợ đa phương đã bắt đầu dừng cung cấp các khoản vay ODA cho Việt Nam (Việt Nam đã không còn đủ điều kiện để hưởng các khoản vay IDA của WB vào tháng 7/2017 và sẽ không đủ điều kiện hưởng các khoản vay hỗn hợp ODA và  vay ưu đãi OCR của ADB vào tháng 1/2019).

Nhưng, JICA cho biết thông tin đáng chú ý: Với việc thiết lập các điều khoản và điều kiện cho vay của mình dựa trên định nghĩa ODA của OECD-DAC, có thể tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA cho Việt Nam đến khi Việt Nam tốt nghiệp hạng mục "Thu nhập trên trung bình" (hiện được định nghĩa là có mức thu nhập quốc dân/đầu người trên 12.235 USD).

Căn cứ tăng trưởng kinh tế hiện tại của Việt Nam, thì JICA khẳng định Việt Nam có thể tiếp tục sử dụng các khoản vay ODA của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ tới.

Lương Bằng

Trái đắng ODA: Nhà máy 400 tỷ 'thoi thóp' xin cứu viện

Trái đắng ODA: Nhà máy 400 tỷ 'thoi thóp' xin cứu viện

Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát - Hải Phòng được đầu tư hàng chục triệu USD từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc. Tuy nhiên, đã 8 năm nay, nhà máy lâm cảnh hoạt động cầm chừng.

4 dự án ODA đường sắt chậm trễ nghiêm trọng

4 dự án ODA đường sắt chậm trễ nghiêm trọng

 Cả nước vẫn còn 14 dự án sử dụng vốn ODA chậm tiến độ, thuộc diện phải giám sát thường xuyên, trong đó 4 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm trễ nghiêm trọng.

Quả đắng ODA và nỗi lo hậu thế

Quả đắng ODA và nỗi lo hậu thế

Đến nay, các nhà tài trợ đã dành cho Việt Nam hơn 80 tỷ USD vốn ODA. Tuy nhiên, sử dụng nguồn ODA sao cho hiệu quả, không để thành một gánh nặng về sau luôn được cảnh báo.