Những chiếc dây chun đang là mối lo ngại lớn với các công ty của Mỹ, hàng nghìn công nhân có nguy cơ mất việc trong đó đa số là nữ. Chính phủ nước này đã phải nhảy vào giải cứu.

Alliance, một công ty cao su ở bang Arkansas (Mỹ) đang lo lắng trước việc nhập khẩu chun từ nước ngoài. Theo lãnh đạo công ty, 176 công nhân của họ đang rơi vào tình trạng lo ngại về khả năng mất việc làm. Cực chẳng đã, công ty Alliance đã đệ đơn kiện cách đây 3 tuần. 

Những chiếc dây chun từ Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka đang bán phá giá khiến cho các công ty trong nước gặp khó khăn. Năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu gần 20 triệu USD dây chun từ ba nước này.

Jason Risner, giám đốc chiến lược kinh doanh của Alliance, cho biết: “Chúng tôi đã tìm mọi cách để cạnh tranh với các công ty Thái Lan, Trung Quốc và Sri Lanka trong 20 năm qua. Theo trang web của họ đăng tải thì phần lớn các dây chun sản xuất đang được bán tại thị trường Mỹ.

{keywords}
Dây chun nhập khẩu ảnh hưởng tới tương lai các công ty trong nước

Ông Jason Risner đã phải đứng ra điều trần với Ủy ban Thương mại quốc tế để bảo vệ cho tương lai của công ty mình. “Những công ty đó được chính phủ trợ cấp để bán mức giá thấp hơn”, ông nói.

Luật sư của Alliance đưa ra con số cho thấy các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc bán sản phẩm thấp hơn 27,27% so với mức giá gốc. Trong khi đó, hàng của Thái Lan được bán với tỷ suất lợi nhuận từ 28,92 đến 78,36%. Nhập khẩu từ Sri Lanka tăng từ 56,54% đến 133,13%. 

Tính đánh thuế mạnh tay

Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross khẳng định quyết tâm lấy lại công bằng. “Chúng tôi sẽ hành động nhanh”, ông Ross tiết lộ trong một tuyên bố. Điều đó cho thấy Bộ Thương mại Mỹ đã hành động khá nhanh trong trường hợp này. Động thái của Mỹ một lần nữa cho thấy chính quyền Trump sẵn sàng ra tay với các đối tác thương mại.

“Chính quyền Mỹ cam kết thực hiện theo luật thương mại nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp và công nhân có cơ hội để cạnh tranh công bằng”, ông Wilbur Rosscho biết thêm.

Bộ Thương mại và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) sẽ ra phán quyết liệu các sản phẩm dây chun nhập khẩu có được bán với mức giá thấp khiến nhà sản xuất trong nước gặp khó hay không. ITC sẽ đưa ra quyết định sơ bộ vào ngày 16/3.

Bộ Thương mại Mỹ cho rằng chính phủ các nước xuất khẩu đã có chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất, giúp họ có thể bán sản phẩm dây chun vòng với mức giá rẻ. Trong bản kiến nghị hồi tháng một, công ty của Mỹ cáo buộc các nhà sản xuất nước ngoài bán thấp hơn đến 60% giá trị thông thường của sản phẩm.

{keywords}
Nguy cơ mất việc làm 

Nếu Bộ Thương mại Mỹ và ITC phán quyết Trung Quốc, Sri Lanka và Thái Lan bán phá giá dây chun ở Mỹ, thì các công ty này sẽ phải chịu áp mức thuế quan nhập khẩu từ 27-133%, tùy nước và tùy loại sản phẩm.

Theo một báo cáo mới đây, kể từ khi ông Trump nhậm chức, Bộ Thương mại đã mở ra gần 100 cuộc điều tra nhiều mặt hàng nhập khẩu, tăng 81% so với năm trước. Tổng thống Trump đã thể hiện rõ quan điểm cứng rắn về thương mại.

Chính quyền Tổng thống Trump đang thúc đẩy một kỷ nguyên mới về chính sách thương mại Mỹ, cho rằng những chính sách thương mại đa phương áp dụng trong hàng chục năm qua đã gây tổn hại cho người lao động Mỹ.

Cơ quan này từng mở cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với mặt hàng tủ đựng dụng cụ nhập từ Việt Nam và Trung Quốc. Nhà sản xuất tủ dụng cụ Mỹ Waterloo Industries cáo buộc các tủ dụng cụ nhập từ Việt Nam và Trung Quốc được bán tại thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá thông thường với biên độ phá giá là 21,85% (đối với hàng của Việt Nam) và 159,99% (Trung Quốc).

Tổng thống Donald Trump cũng đang cân nhắc các biện pháp đáp trả Trung Quốc với cáo buộc nước này buộc các công ty nước ngoài từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Tổng thống Mỹ cũng tìm cách đàm phán lại một số thỏa thuận thương mại quan trọng.

Nam Hải - Tuấn Linh