Kỳ vọng và đặt ra nhiều mục tiêu lớn lao cho ngành du lịch, nhưng để bứt phá được, Việt Nam cần có giải pháp tổng thể về hạ tầng, về đào tạo nhân lực, marketing và công tác xúc tiến quảng bá,... nhằm thu hút 30 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2025.

Chiếc hộp đựng loài quả cổ tích Việt Nam khiến bà Tây ngỡ ngàng

Hạ tầng kéo lùi du lịch

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Quang Tùng, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn 1990-2017. Cụ thể, khách du lịch quốc tế tăng 52 lần, tăng trung bình 16%/năm; khách du lịch nội địa tăng 72 lần, tăng trung bình 22%/năm. Đặc biệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của khối tư nhân trong phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá,... đang tạo ra đòn bẩy tăng trưởng du lịch trong cả nước.

Chia sẻ về những yếu tố cản trở du lịch Việt Nam, ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam, cho rằng đó là cơ sở hạ tầng. Ông nhận xét, mặc dù số lượng cơ sơ lưu trú tăng liên tục tại các thành phố lớn, các điểm du lịch, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, song số lượng khách sạn gia tăng chưa tương xứng với tăng trưởng lượng khách.

{keywords}
Các đại biểu trong và ngoài nước đóng góp ý kiến giúp phát triển du lịch Việt Nam

Ngoài ra, hạ tầng sân bay cũng là một trong những thách thức lớn đối với đề án phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai. Ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc hãng hàng không Vietstar Airlines, nhấn mạnh, chúng ta cần những động thái tháo gỡ kiên quyết, nếu không hạ tầng sân bay sẽ kìm hãm phát triển du lịch". 

Ông nhận xét, công suất 21 sân bay Việt Nam chỉ bằng một sân bay của Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Hiện tại, các cảng hàng không ở Việt Nam đang trong tình trạng quá tải. Công suất phục vụ là 75 triệu khách mỗi năm, nhưng thực tế năm ngoái, các sân bay phục vụ 95 triệu và năm nay dự kiến là 105 triệu. Riêng sân bay Tân Sơn Nhất công suất thiết kế 25 triệu hành khách đã quá tải nhiều năm nay, nhưng việc nâng cấp rất chậm chạp.

Khi hạ tầng chưa đáp ứng được mà khách quốc tế đến quá đông đôi khi còn có tác dụng ngược. Nói như tổng giám đốc một công ty lữ hành có 12 năm kinh nghiệm phục vụ khách Âu, đó chính là yếu tố kéo lùi du lịch Việt Nam. Vì thế, công ty ông hiện không dám đưa khách đến Sapa nữa vì quá đông.

Đó là chưa kể, năng suất lao động du lịch Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với khu vực, dù quy mô của ngành đã tăng nhiều lần trong những năm gần đây.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam, cho hay, mỗi nhân sự trong ngành du lịch Việt Nam tạo ra chưa tới 3.500 USD, trong khi mức năng suất của các quốc gia làng giềng từ 7.000-8.000 USD. Hiện năng suất lao động ngành du lịch của Việt Nam chỉ bằng 40% so với Thái Lan và 45% so với Malaysia.

"Nếu nhìn vào con số tăng trưởng doanh thu của thị trường thì đây có thể là kết quả ấn tượng, nhưng nếu lấy giá trị ngành du lịch chia cho tổng lao động thì năng suất lại ở mức khá thấp", ông Thành nói. 

“Để tuyển dụng được lao động là điều vô cùng khó khăn, có lúc có thể nói chúng tôi phải vơ bèo gạt tép mới tìm được nhân sự", ông Phạm Hồng Dũng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh, than thở. Không chỉ năng suất thấp mà lao động Việt Nam còn thiếu trầm trọng và chất lượng yếu. Ông Dũng dẫn chứng, để đáp ứng cho chuỗi khoảng 60 khách sạn với 10.000 nhân viên, Mường Thanh phải mất rất nhiều thời gian đào tạo. Ví dụ cấp trưởng bộ phận, thời gian đào tạo khoảng 2 năm, còn quản lý khách sạn (giám đốc) có thể mất 5-7 năm. Tập đoàn này cũng phải điều chuyển nhân sự giữa các vị trí, khách sạn để có thể đủ nhân sự.

{keywords}
Triễn lãm, tiếp thị du khách.

5 điểm nghẽn cần cải thiện

Những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam được các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước chỉ rõ tại Diễn đàn Du lịch Việt Nam diễn ra chiều 5/12, kèm theo đó là các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam, khẳng định: "Trong 7, 8 năm tới, Việt Nam sẽ thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế, bằng với Thái Lan bây giờ, nhưng các bạn phải sẵn sàng về cơ sở hạ tầng".

Thái Lan mất hơn 20 năm để tăng trưởng mới đạt 30 triệu lượt khách như hiện tại. Do đó, ông Kenneth Atkinson nhận định việc Việt Nam tăng trưởng từ 12,9 triệu lượt năm 2017 lên 16 triệu lượt năm 2018 là tín hiệu khả quan. 

"Nếu có sự phối hợp tốt để đầu tư vào hạ tầng du lịch, Việt Nam có khả năng tăng nhiều hơn và có thể chỉ mất 7 năm để đạt lượng khách như Thái Lan hiện tại", ông dự báo. 

Để phát triển hạ tầng sân bay, ông Lương Hoài Nam cho rằng, cần xã hội hóa việc đầu tư. Ông góp ý, Nhà nước cần tin tưởng hơn ở khối tư nhân, để họ tham gia vào việc xây dựng và khai thác ngành hàng không, xây mới sân bay nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển ở lĩnh vực này, như cách đã làm với sân bay Vân Đồn.

Về phát triển nguồn nhân sự du lịch, theo ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Khách sạn Lodgis, đây là bài toán chung của nhiều quốc gia, không riêng gì Việt Nam.

"Chúng ta cần một người làm ít nhất hai năm để tích lũy đủ kinh nghiệm. Khi đó, khách sạn cần có chương trình để giữ chân họ. Hội đồng tư vấn du lịch cũng đang làm việc với nhiều cơ quan quản lý đào tạo để kết nối các doanh nghiệp cùng tham gia quá trình đào tạo và đây là ý tưởng tốt", ông Craig Douglas nói.

{keywords}
Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, chúc mừng đơn vị đạt giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards (WTA).

Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về việc tái cấu trúc ngành du lịch, về quảng bá xúc tiến du lịch của Việt Nam hiện nay. Hầu hết đều cho rằng, Tổng cục Du lịch nên tách riêng chức năng quản lý và quảng bá du lịch để không có xung đột lợi ích. Hơn nữa, cần có sự tham gia của khu vực công - tư vào hoạt động này.

Bà Sandra Leech, Giám đốc Công ty SLC Representation Ltd, cho rằng, hiện Việt Nam dành khoảng 2 triệu USD một năm để thúc đẩy du lịch trong khi khoản tương đương ở Thái Lan là 100 triệu USD. Vì thế, với mỗi đồng đầu tư ra, bà Sandra Leech lưu ý Việt Nam cần có chiến lược cụ thể sẽ nhắm vào ai, đối tượng nào, quốc gia gì, thị trường mục tiêu là như thế nào để xác định khách hàng mục tiêu.

Tổng kết phiên thứ nhất của Diễn đàn Kinh tế Du lịch, ông Olivier Muehlstein, Giám đốc điều hành BCG, cho biết có 5 vấn đề chính Việt Nam cần tiếp tục cải thiện để để đạt mục tiêu đề ra đến năm 2030.

Thứ nhất là cơ sở hạ tầng, con người phải được nâng cấp.

Thứ hai, về ngắn hạn, một số vấn đề cần thay đổi, như làm sao để định vị Việt Nam trên thị trường đang có nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia,... Làm sao để xây dựng thương hiệu quảng bá với tư cách quốc gia, đặc biệt từng điểm đến cụ thể. Chúng ta cần có thông điệp để Việt Nam ít nhất phải bằng các quốc gia khác trong Đông Nam Á.

Thứ ba là làm thế nào nâng cao trải nghiệm cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam, ngay từ khâu chọn điểm đến như vấn đề visa, chuyến bay...

Thứ tư, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, không chỉ ở khâu quản lý mà còn là hợp tác với các cơ quan khác từ trung ương, địa phương để du lịch vận hành trơn tru hơn.

Cuối cùng là nâng cao mức độ hợp tác để tất cả cùng phát triển.

Ngọc Hà

Xếp hạng 2 vạn hướng dẫn viên du lịch: Muốn lên sao phải sát hạch

Xếp hạng 2 vạn hướng dẫn viên du lịch: Muốn lên sao phải sát hạch

Tham gia khảo sát, đánh giá, hướng dẫn viên (HDV) du lịch sẽ được xếp hạng từ 3 đến 5 sao. Cuối tháng 10, chương trình triển khai thí điểm tại TP.HCM, sau đó là Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh khác trên toàn quốc.

Chính thức thí điểm ô tô 2 tầng chở khách du lịch tại 7 tỉnh, thành

Chính thức thí điểm ô tô 2 tầng chở khách du lịch tại 7 tỉnh, thành

7 tỉnh thành thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong các đô thị bằng xe ô tô 2 tầng, thoáng nóc gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang và TP HCM.

Đã có gần 100 lượt xe du lịch tự lái Trung Quốc vào Việt Nam

Đã có gần 100 lượt xe du lịch tự lái Trung Quốc vào Việt Nam

Từ ngày khai trương tuyến xe du lịch tự lái Hạ Long (Quảng Ninh, Việt Nam) - Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) từ ngày 1-6 đến hết ngày 5-6, có gần 100 lượt xe du lịch tự lái Trung Quốc vào Việt Nam...