Khu nghĩa trang thôn Thượng Lạp, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được người dân tận dụng làm... ruộng bí đỏ. Điều đáng nói là khu nghĩa trang này hiện vẫn được sử dụng với những ngôi mộ mới chôn rất mất vệ sinh.

Theo người dân thôn Thượng Lạp, giống bí đỏ mới này được bên khuyến nông hỗ trợ cho bà con trồng và khá năng suất. Ngoài những phần ruộng bên ngoài khu nghĩa trang, đất trong khu mộ được trồng gần kín loại bí này và cũng phải nộp phí. Với 2 sào đất nghĩa trang, người "thầu" phải đóng 20 kg thóc mỗi năm vào quĩ của thôn.

Dây bí mọc lan khắp các ngôi mộ dù là đã hay chưa cải táng, thậm chí có những ngôi mộ chỉ mới chôn vài tuần. Không chỉ quả bí mà các ngọn rau bí cũng là món ăn quen thuộc của người Việt.

{keywords}
Dây bí lan khắp khu nghĩa trang thôn Thượng Lạp nằm kề quốc lộ 2. 

{keywords}
Những ngọn bí leo trùm lên các ngôi mộ.
{keywords}
Mọc kín các ngôi mộ chưa cải táng.
{keywords}
Khu nghĩa trang hiện vẫn đang được sử dụng chôn người chết, những vòng hoa viếng rải rác khắp nghĩa trang.
{keywords}
Vật dụng của người đã khuất được đặt bên mộ.
{keywords}
Những khóm bí mọc quanh phần mộ huyệt mới được cải táng.
{keywords}
Quả bí sắp đến kỳ thu hoạch "đậu" trên ngôi mộ chưa cải táng.
{keywords}

{keywords}
Nhiều quả "ngự" trên nóc các ngôi mộ.
{keywords}
Bí trồng trên khu mộ ngoài việc được thu hoạch để bán đi các vùng, người dân Thượng Lạp cũng thường xuyên dùng trong các bữa ăn.
{keywords}
.Người phụ nữ người thôn Thượng Lạp này rất cởi mở về chuyện con gái thầu được 2 sào bí trên đất khu mộ với giá 20 kg thóc mỗi năm nộp vào quĩ của thôn, chuyện giá cả mỗi yến bí đỏ là 45 ngàn đồng, cứ mỗi 70 ngày thu hoạch một đợt ... nhưng nhất định không tiết lộ danh tính
{keywords}
Không chỉ quả mà ngọn rau bí đỏ đều là thức ăn quen thuộc của người Việt. Nhưng với những quả, rau bí trồng trên đất nghĩa trang này, chắc chắn không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lê Anh Dũng