Nếu các nốt mụn đột ngột tấn công một vùng nhất định nào đó của khuôn mặt bạn, điều đó có thể không chỉ bắt nguồn từ làn da nhờn dầu, mà còn phản ánh những vấn đề khác về sức khỏe của bạn.


{keywords}

Chuyên gia sức khỏe Anh John Tsagaris, người đang áp dụng cả y học cổ truyền phương Đông để điều trị cho bệnh nhân, tin rằng, mụn có thể là hậu quả của nhiều yếu tố tác động đến cơ thể, từ stress, chế độ dinh dưỡng, sự mất nước tới dị ứng, nhưng chủ yếu do hoạt động của các hoóc môn gây ra.

Ông Tsagaris giải thích, theo y học cổ truyền phương Đông, mụn được coi là biểu hiện của sự mất cân bằng hệ thống đang kiểm soát sức khỏe của làn da, gồm phổi và thận. Làn da khi đó chịu ảnh hưởng từ sự biến động quá mạnh của các hoóc môn, tác động đến quá trình sản sinh bã nhờn cũng như độ PH của da, làm khởi phát sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn cũng như các lỗ chân lông bị bít kín.

Ông Tsagaris nhấn mạnh, mụn xuất hiện trên da mặt không hẳn là vấn đề về làn da, mà có thể phản ánh sự mất cân bằng bên trong của cơ thể.

{keywords} 

Mụn mọc trên trán

Đối với những người bị mọc mụn ở vùng trán, chuyên gia Tsagaris khuyến nghị họ nên xem xét cẩn thận chế độ dinh dưỡng.

"Đối với những người dễ bị mụn khắp trán, tôi sẽ luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả cơ thể, kể cả chế độ dinh dưỡng, do chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và giảm lượng mỡ trong chế độ dinh dưỡng có thể hữu ích trong thường hợp này, do chúng thường ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa", ông Tsagaris giải thích.

Vị bác sĩ này nói thêm rằng, mụn ở vùng trán có thể giảm bớt nếu bạn uống nhiều nước, ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và dành thời gian để loại bỏ bất kỳ sự mất cân bằng tiêu hóa nào.

Mụn mọc ở má

Ông Tsagaris tin rằng, mụn xuất hiện ở hai má chủ yếu do stress, các chứng dị ứng, thói quen hút thuốc ảnh hưởng tới phổi hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều bơ sữa. Giải pháp cho trường hợp này là, bỏ thuốc lá, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng lượng kiềm cho cơ thể cũng như cắt giảm thịt và bơ sữa.

{keywords} 

Mụn mọc ở miệng và cằm

Hiện tượng mọc mụn ở miệng và cằm chủ yếu bắt nguồn từ các thay đổi hoóc môn và stress. Ông Tsagaris khuyên: "Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải để cho cơ thể hoạt động thích hợp, không nên coi nó như một cỗ máy và luôn ghi nhớ rằng, ngủ đủ giấc, thư giãn, cung cấp đủ nước và áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, có lợi cho sức khỏe để giúp làn da trông tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh".

Theo ông Tsagaris, việc cung cấp không đủ nước cho cơ thể có thể dẫn đến mất cân bằng thận và làm bùng phát mụn ở khu vực cằm.

Mụn mọc ở mũi

Mũi là một vùng khác của cơ thể, có khả năng bị mụn tấn công khi chúng ta có chế độ dinh dưỡng kém, tuần hoàn máu gặp trục trặc hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Ông Tsagaris giải thích, các độc tố, lượng hoóc môn quá mức, các sản phẩm ăn kiêng và gốc tự do có thể gây chứng viêm và mụn.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)