97 bộ hài cốt đã được tìm thấy trong một ngôi nhà cổ 5.000 tuổi tại một ngôi làng thời tiền sử ở phía đông bắc Trung Quốc.

Ngôi nhà này nằm trong khu vực di tích được đặt tên là Hamin Mangha, từng tồn tại trước khi chữ viết ra đời. Nơi đây, con người sống trong các khu định cư tương đối nhỏ, trồng cây và săn bắn để có thực phẩm sinh sống.

{keywords}
Những hài cốt này được cho là các bộ phận cơ thể của trẻ vị thành niên, thanh niên và người trung tuổi - tất cả đều được xếp chồng lên nhau trong ngôi nhà cổ chỉ 20 mét vuông.

Những gì còn lại của ngôi làng là đồ gốm, công cụ mài, mũi tên, mũi lao, đã phần nào nói lên được cuộc sống của họ thời đó.

Có khả năng đám cháy là nguyên nhân khiến cho dầm gỗ của mái nhà bị sụp đổ và các bộ hài cốt, hộp sọ và xương chi cũng bị biến dạng, thậm chí đã bị thiêu rụi, các nhà khảo cổ cho biết.

{keywords}
Các chuyên gia cho biết rằng đây là kết quả của một 'thảm họa thời tiền sử ", một đợt dịch bệnh lớn.

Cuộc khai quật này đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Học viện di sản văn hóa và khảo cổ học và trung tâm nghiên cứu khảo cổ học của Đại học Cát Lâm.

{keywords}
Ngôi làng thời tiền sử có chứa hàng chục ngôi nhà nhỏ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể dự đoán chính xác rốt cuộc là loại dịch bệnh nào đã xảy ra đối với họ.

Theo LĐO/DailyMail