Khói từ các phương tiện giao thông có thể làm giảm khả năng học của trẻ em, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Tây Ban Nha.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh dịch môi trường tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã theo dõi 2.715 học sinh từ 7 đến 10 tuổi tại 39 trường học ở Tây Ban Nha trong vòng 12 tháng, để đánh giá khả năng nghi nhớ và chú ý của họ.

{keywords}

Ô nhiễm không khí có thể làm trẻ em học kém hơn.

Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện học sinh tại những trường học có không khí trong lành tiến bộ nhanh hơn nhiều với bạn học tại những trường có mức độ ô nhiễm không khí cao. Cụ thể, học sinh tại trường học có không khi trong lành cho thấy tiến bộ trung bình trong khả năng ghi nhớ là 11,5%/năm, so với tỷ lệ 7,4% của học sinh tại trường có môi trường ô nhiễm.

“Nghiên cứu cho thấy rằng quá trình phát triển não bộ ở trẻ em có thể bị tổn thương bởi ô nhiễm không khí liên quan tới phương tiện giao thông”, các nhà khoa học viết trong báo cáo nghiên cứu của họ.

Nghiên cứu đã khiến các bậc phụ huynh tại Anh không khỏi lo ngại bởi khoảng 1.000 trường học tại nước này nằm gần đường giao thông. Trong khi đó, 16 thành phố ở nước Anh bao gồm London và Manchester không đạt các tiêu chuẩn về chất lượng không khí do EU đề ra từ năm 2011.

Một nghiên cứu khác với 1.500 người từ 36 đến 64 tuổi tại Salt Lake, bang Utah, Mỹ cũng cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tự tử ở đàn ông trung niên. Các nhà khoa học phát hiện sau khi hít phải khí NO2 nồng độ cao thải ra từ các nhà máy và ô tô trong vòng từ 2 đến 3 ngày, những người tự tử sẽ gặp nguy hiểm cao hơn 25% so với bình thường.

Ngoài ra, những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm có tỷ lệ sử dụng các biện pháp bạo lực để tự sát cao hơn. Các nhà khoa học giải thích rằng ô nhiễm không khí kết hợp với những yếu tố khác như trầm cảm hay dị ứng phấn hoa khiến mọi người dễ có ý định tử tự.

Hà Hương (Theo Daily Mail)