Một hóa thạch san hô khoảng 300 triệu năm được phát hiện bên trong hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình, PGS.TS Tạ Hòa Phương (Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Chủ tịch Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam) vừa cho biết ngày 6/11.

Thông tin trên chưa từng được công bố.

{keywords}
Một dạng hóa thạch bên trong hang Sơn Đoòng. Ảnh: Ryan Deboodt.

Theo mô tả của PGS Phương: Hóa thạch san hô nằm ở phía tây hố sụt thứ nhất trong hang Sơn Đoòng với chi chít hóa thạch san hô bốn tia (Tetracorals) màu trắng. Đường kính cá thể san hô hóa thạch lớn đến 3 - 4cm và có độ tuổi khoảng 300 triệu năm.

Chúng bị bào mòn, hiện trên mặt đá với nhiều tiết diện khác nhau, chiều dài có khi đạt trên 10cm. Ngay trên trần hang cũng có thể thấy những dải dày hóa thạch của loại san hô này.

Ông cho rằng: “Thật may mắn cho tôi được tham gia đoàn thám hiểm, được chứng kiến thế giới của san hô hóa thạch. Chưa bao giờ tôi thấy san hô bốn tia đơn thể có kích thước lớn và số lượng nhiều đến thế”.

Theo TPO