Nhiều nhà thám hiểm tỏ ra hoảng sợ khi họ thấy loài nấm có hình dạng giống ruột con của người mọc trên các thân gỗ mục trong rừng.

{keywords}

Nấm Ascocoryne sarcoides thuộc họ nấm Helotiaceae. Các nhà nghiên cứu cho biết chúng thường mọc trên thân những khúc gỗ mục hoặc cây đã chết. Chiều dài của chúng có thể đạt 20 cm, gồm các túi bào tử (tế bào giới tính) và bào tử sinh sản hữu tính. Đặc biệt, thân cây sồi là môi trường sống chủ yếu của chúng. Ảnh: blogspot.com.

{keywords}

Khi các bào tử còn nhỏ, chúng sẽ có dạng hình cầu. Sau đó hình dạng của chúng sẽ giống đĩa hoặc những khối giống như dây thừng. Giới nghiên cứu còn gọi loài nấm này là nấm ruột non do ngoại hình của chúng. Ảnh: Nature Photos.

{keywords}

Màu hồng nhạt và màu tím là hai màu sắc chủ đạo của nấm Ascocoryne sarcoides. Sương hoặc mưa giúp làm ẩm bề mặt cơ thể, giúp chúng phát triển nhanh hơn. Nấm ruột non là loài sinh sản vô tính, nghĩa là chúng sẽ tự sản xuất các bào tử. Ảnh: Nature Photos.

{keywords}

Chúng thường sinh sống với các loài thực vật hoặc loài nấm khác. Theo các chuyên gia, chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa. Ảnh: Facebook.

{keywords}

Gió hoặc các loài động vật sẽ vô tình mang theo các bào tử, giúp nấm Ascocoryne sarcoides phát tán khắp nơi. Ảnh: Facebook.

{keywords}

Nhiều nhà thám hiểm thường nhầm lẫn chúng với những miếng thạch tím trên thân cây. Một số người cho biết họ đã ăn thử chúng. Họ khẳng định hương vị của chúng không hấp dẫn. Ảnh: Science Daily.

{keywords}

Giới chuyên môn cho biết Ascocoryne sarcoides phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Gary Strobel, nhà vi sinh vật học tại Đại học Montana (Mỹ), đã phát triển thành công loại nhiên liệu sinh học từ loài nấm Ascocoryne sarcoides do chúng chứa các hợp chất dễ bay hơi giống như nhiên liệu diesel. Ảnh: Daily Mail.

{keywords}

Hiện tại, nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thành phần của loài nấm Ascocoryne sarcoides để phục vụ các công trình bảo vệ môi trường hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học. Ảnh: Daily Mail.

Theo Zing.vn