Nếu Ukraine và Argentina xây thêm nhà máy điện hạt nhân nhằm mục tiêu giảm sự phụ thuộc chính trị hoặc nguồn nhiên liệu quá lớn từ nước ngoài, hai nước Ba Lan và Ấn Độ đẩy mạnh điện hạt nhân đều vì một mục đích tối thượng - làm sạch môi trường sống đất nước mình.

Ba Lan: Đưa điện hạt nhân thay dần than đá

Nguồn điện năng quốc gia Ba Lan chủ yếu khai thác từ nguồn nhiên liệu giàu có của mình là than đá. Năm 2012 nước này tiêu thụ một tổng sản lượng điện 162 tỷ kWh hay 162 TWh, trong đó, chủ yếu cung cấp bởi các nhà máy chạy bằng than với 136 TWh, kế đến bằng khí đốt với 6,1 TWh, nhiên liệu sinh học 10,4 TWh và gió 4,7 TWh. Trong những năm qua, điện xuất khẩu của Ba Lan cao, khoảng 2,8 tỷ kWh, nhưng sử dụng tiêu dùng trong nước lại thấp, chẳng hạn năm 2011 cỡ 3160 kWh/đầu người, thuộc mức thấp nhất ở châu Âu. Cùng với sự tăng thêm mức tiêu dùng trong nước, chẳng bao lâu nữa, nước này có thể lại trở thành nước nhập khẩu điện nếu không được bổ sung bằng các nguồn điện khác.

{keywords}

Nhà máy điện Belchatow (Ba Lan) chạy than lớn nhất châu Âu (Ảnh:WNN/Reuter)

Ngoài ra, do dùng than đá để cung cấp cho 90% sản lượng điện, nên Ba Lan là đất nước có chất lượng không khí thấp nhất ở Châu Âu. Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, nồng độ bụi hạt kích cỡ lớn PM10 dễ gây ra các vấn đề về tim mạch và hô hấp tại các thành phố của Ba Lan thường xuyên vượt quá giới hạn cho phép hàng ngày và giới hạn cho phép hàng năm.

Vì vậy, việc Ba Lan đi tìm nguồn điện năng sạch để thay thế là điều cấp bách. Và điện hạt nhân trở thành khả dĩ nhất trong sự tính toán về nhiều phương diện. Theo bản kế hoạch dự thảo gần đây về chính sách năng lượng thì đến năm 2050 nước này sẽ giảm sự phụ thuộc vào than đá, cả cac-bon đen và cac-bon nâu, nhờ vào việc tăng cường điện hạt nhân và năng lượng tái tạo.

Cả hai phương án do Chính phủ Ba Lan đề xuất đều đưa điện hạt nhân lên lưới vào năm 2020 và mở rộng để trở thành “một phần quan trọng của ngành năng lượng sau năm 2025”, cùng với các nguồn năng lượng tái tạo. Và trong cả hai phương án đều có điểm chung là đẩy mạnh nghiên cứu chế biến nhiên liệu độ cac-bon thấp và tăng sử dụng năng lượng các-bon thấp đến năm 2050 đạt khoảng 125 TWh mỗi năm, đồng thời giảm tiêu thụ than đá xuống 40%.

Mặt khác, theo phương án thứ nhất, từ năm 2035, Chính phủ sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với công suất 3000 MWe cho mỗi nhà máy và ước chừng sẽ sản xuất tổng sản lượng khoảng 50 TWh mỗi năm.  Đồng thời, năng lượng tái tạo sẽ tăng lên khoảng 60 TWh mỗi năm vào 2035 và khoảng 70 TWh vào năm 2050.

Theo phương án thứ hai, sẽ phát triển điện hạt nhân nhanh hơn, từ năm 2050 sản xuất được 74 TWh mỗi năm, trong khi năng lượng tái tạo mở rộng dần dần, đạt 49 TWh vào năm 2050.

Kế hoạch của Ba Lan cho điện hạt nhân được đưa ra bởi PGEEJ1, một công ty dự án của Polska Grupa Energetyczna (PGE). Và Chính phủ Ba Lan đã công bố chính sách năng lượng dự thảo đến năm 2050 vào ngày 14/8/2014 vừa qua và sự phản biện kéo dài đến đầu tháng 9/2014. Chúng ta chờ xem bản tổng kết các ý kiến tổng kết sẽ công bố trong những ngày tới.  

Ấn Độ đẩy mạnh điện hạt nhân làm sạch môi trường

Cũng như Ba Lan, toàn bộ hệ thống điện quốc gia của Ấn Độ cung cấp điện cho khoảng 300 triệu dân đang lệ thuộc vào nhiên liệu than đá. Và cũng tương tự, dù đã có một tiềm lực điện hạt nhân đáng kể với 21 tổ máy (hay lò phản ứng), trong đó 18 tổ máy sử dụng lò nước nặng áp lực loại nhỏ, nên Ấn Độ phải sử dụng đến 80% than cac-bon cho các nhà máy nhiệt điện và nước này vẫn là một trong những quốc gia có môi trường ô nhiễm không khí nặng nề.

Do đó, để giảm thiểu quá trình dùng than cac-bon cho phát điện từ 80% hiện nay xuống dưới 20%, Ấn Độ phải tiến hành đầu tư mới để chuyển biến nền công nghiệp điện năng của mình theo hai mũi nhọn “cac-bon thấp” là năng lượng tái tạo và điện hạt nhân. Ấn Độ cần tăng cường phát triển điện hạt nhân cũng như toàn bộ hệ thống điện quốc gia trước mắt để cung cấp điện cho khoảng 300 triệu dân đồng thời thoát khỏi sự lệ thuộc vào nhiên liệu than đá.

{keywords}

Tổ máy số 1 của Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam với lò phản ứng 1000 MW vừa đạt toàn bộ công suất (Theo The Time of India).

Theo IAEA, chỉ với 673kWh trên đầu người trung bình mỗi năm, mức tiêu thụ điện bình quân ở Ấn Độ hiện nay thấp hơn một phần tư mức tiêu thụ điện trung bình trên toàn cầu. Do đó, ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ là tăng lượng điện tiêu thụ và đưa điện đến nhiều triệu người dân hiện không có điện.

Theo kịch  bản ‘2DS’ của Cơ quan Năng lượng Ấn (IEA), tổng sản lượng điện của Ấn Độ sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Tuy nhiên điện hạt nhân sẽ phát triển nhanh hơn so với toàn thể ngành điện, cụ thể từ công suất hiện nay 5,3 GWe lên đến 80 GWe vào năm 2050 – gấp hơn mười lăm lần. Với kịch bản đó, lượng khí carbon dioxide phát thải bị cắt giảm đủ để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên đến 2ºC, còn các dạng năng lượng tái tạo sẽ cung cấp cho đất nước này 40% sản lượng điện trong đó hạt nhân chiếm 15% vào năm 2050. Việc sử dụng than cac-bon cho phát điện sẽ giảm từ 80% hiện nay xuống dưới 20%.

Cần lưu ý rằng, ngành công nghiệp hạt nhân Ấn Độ đã được cải tiến nhiều trong những năm qua, do vậy hiện nay Ấn Độ có thể xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân, uranium và các dịch vụ ra bên ngoài thị trường. IEA nhấn mạnh rằng các nhà máy điện hạt nhân hiện đã đạt được hiệu suất cao.

Theo công bố trên Tạp chí Kỹ thuật Hạt nhân Quốc tế, trong năm 2008 khi nguồn cung cấp uranium bị siết chặt, yếu tố tải trọng trung bình của các lò phản ứng hạt nhân Ấn Độ đạt mức thấp khoảng 40%. Từ đó đến nay, thông số này đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 72% vào năm 2013. Và Ấn Độ đã bắt đầu khởi động một trong hai lò phản ứng nước áp lực lớn VVER-1000 của Nga và đồng thời đang tìm hiểu các nhà cung cấp khác tham gia kế hoạch nhập khẩu một loạt các tổ máy lớn.

Thành công này phụ thuộc vào một bất ngờ khác đối với Ấn Độ khi mà pháp luật hiện nay quy định các nhà cung cấp chịu trách nhiệm về thiệt hại khi xảy ra tai nạn hạt nhân thậm chí là rất nhiều năm sau khi nhà máy hoạt động thành công. Mục tiêu về điện hạt nhân mà Ấn Độ chính thức đề ra có tham vọng cao (đóng góp 25% tổng điện lượng quốc gia) vào năm 2050, cao hơn so với kịch bản của IEA (đóng góp chỉ 15%).

Hai quốc gia ở hai châu khác nhau, một thuộc Âu và một thuộc Á, bước vào thời kỳ  phát triển văn minh khác nhau, một sớm và một muộn, và diện tích và dân số chênh lệch nhau, nhưng nay cả hai quốc gia Ba Lan và Ấn Độ đang có những điểm tương đồng cơ bản trong cuộc “cách mạng” nền công nghiệp điện năng:

- Hướng đến một môi trường sống trong sạch, giảm lượng carbon dioxide trong không khí.

- Thay thế điện than các-bon cao bằng cách tăng nhanh nhất thành phần điện hạt nhân.    

Trần Minh