Phi thuyền Rosetta của Cơ quan Không gian Châu Âu đã tiếp cận sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko sau 10 năm đuổi theo, theo BBC News.

{keywords}

10 năm rượt đuổi, phi thuyền Rosetta đã “tóm được” sao chổi Churyumov-Gerasimenko.

Esa vừa công bố một tấm hình chụp cận cảnh sao chổi. Ảnh chụp từ phi thuyền Rosetta

Lần đầu tiên trong lịch sử không gian chứng kiến việc phi thuyền bay trong quỹ đạo sao chổi để đo đạc và vẽ bản đồ bề mặt của nó.

Jean-Jacques Dordain, Giám đốc Cơ quan Không gian Châu Âu (Esa), nói: “Sau 10 năm, 5 tháng, 4 ngày đi về phía mục tiêu, năm vòng quanh Mặt trời, đi tới 6,4 tỉ cây số, chúng tôi vui mừng thông báo rốt cuộc đã có mặt.”

Esa đã công bố một tấm hình chụp cận cảnh sao chổi, có hình dáng giống “con vịt cao su”.

Để tiết kiệm năng lượng, Esa đã để Rosetta “ngủ đông” trong 31 tháng.

Hồi tháng Giêng, họ đánh thức con tàu để nó tiếp tục sứ mạng nghiên cứu nguồn gốc của các sao chổi.

Dự kiến vào tháng 11, Rosetta sẽ thả xuống một robot có tên Philae để lần đầu tiên đáp xuống sao chổi.

Ông Jean-Jacques Dordain nói năm 2014 “là năm của Rosetta”.

“Rosetta là sứ mạng độc nhất vô nhị vì mục tiêu khoa học của nó. Hiểu biết nguồn gốc của chúng ta là cách tốt nhất để hiểu tương lai.”

Theo BizLIVE