Các hình ảnh tĩnh nhưng tạo ảo giác động, do một giáo sư người Nhật tạo ra, được khuyến cáo không nên xem nếu bạn vừa ăn no.


{keywords}
Hình ảo giác các con rắn đang xoay cuộn mình của giáo sư Kitaoka. Ảnh: Carters News Agency

Những bức hình ảo giác kỳ lạ của giáo sư Akiyoshi Kitaoka thuộc Đại học Ritsumseikan (Kyoto, Nhật) ra đời từ sở thích của ông đối với cách diễn dịch các tín hiệu từ đôi mắt của bộ não. Cựu chuyên gia tâm lý học động vật 52 tuổi này đã quyết định tập trung vào các ảo giác thị giác sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của chúng ở khỉ.

Ông Kitaoka đã dành hơn 1 thập niên qua để xây dựng bộ sưu tập hình ảo giác của mình bằng cách tự sáng tác hoặc phát triển các mẫu hình đã có. Chẳng hạn như, năm 2003, ông đã sáng tác hình ảo giác các con rắn đang cuộn tròn kèm với cảnh báo nó có thể tạo cảm giác buồn nôn ở một số người xem.

Các bức hình của ông Kitaoka tạo ảo giác mạnh đến mức chúng đều được đăng tải kèm khuyến cáo có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và thậm chí động kinh ở người xem.

Vị giáo sư Nhật khuyến nghị, nếu bắt đầu cảm thấy chao đảo hoặc phát bệnh khi xem hình ảo giác, bạn không nên nhắm hoàn toàn cả hai mắt ngay lập tức. Thay vào đó, bạn nên che một mắt và nhìn đi chỗ khác. Điều này được lí giải vì, các ảo giác có thể trở nên mạnh mẽ hơn với hiệu ứng nghiêm trọng hơn khi bạn nhắm chặt cả 2 mắt.

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số bức nổi bật trong bộ sưu tập hình ảo giác của giáo sư Kitaoka và tự rút ra đánh giá của chính bạn:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)