Tất cả sự sống trên Trái đất thực sự bắt nguồn từ sao Hỏa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ.

Giáo sư Steven Benner thuộc Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Westheimer ở bang Florida (Mỹ) cho rằng thiên thạch mang sự sống tới Trái đất bị bay ra khỏi bề mặt sao Hỏa do ảnh hưởng của hoạt động địa chất hay núi lửa phun trào.

{keywords}
Sự sống được hình thành trên sao Hỏa trước khi được đưa tới Trái đất.

Ông chỉ ra rằng dạng khoáng chất bị ôxy hóa của nguyên tố molybdenum được cho là chất xúc tác giúp các phân tử hữu cơ phát triển thành những cấu trúc sống đầu tiên.

“Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những điều kiện này có thể vẫn tồn tại trên sao hỏa”, giáo sư  Steven Benner cho biết.

“Chỉ khi molybdenum bị bị ôxy ở mức đố cao, nó có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành sự sống. Dạng ôxy hóa của molybdenum có thể không tồn tại trên Trái đất tại thời điểm sự sống bắt đầu, bởi vì 3 tỷ năm cách đây bề mặt hành tinh của chúng ta có rất ít ôxy so với sao Hỏa”.

Tất cả các dạng sống được tạo nên từ vật chất hữu cơ, nhưng nếu bạn cho thêm năng lượng như nhiệt độ hay ánh sáng vào các phân tử hữu cơ và để chúng tự phát triển, chúng sẽ không tạo ra sự sống, thay vào đó, chúng biến thành những dạng giống như hắc ín, dầu hay nhựa đường.

“Một số nguyên tố nhất định đặc biệt là boron và molybdenum dường như có thể kiểm soát được xu hưởng của các vật chất hữu cơ chuyển thành hắc ín, nên chúng ta tin rằng các vi chất đó chứa những thành phần cần thiết để hình thành sự sống. Phân tích thiên thạch từ sao Hỏa trong thời gần đây cho thấy nguyên tố boron tồn tại trên hành tinh này. Chúng cũng tìm thấy bằng chứng của nguyên tố molybdenum trên hành tình đỏ”, giáo sư Steven Benner cho biết.

Một nguyên nhân khác khiến sự sống khó hình thành trên Trái đất trong thời kỳ đầu bởi vì hành tinh của chúng ta bị bao phủ hoàn toàn bởi nước. Điều này không chỉ ngăn cản quá trình hình thành nguyên tố boron mà nước còn ăn mòn RNA – hợp chất mà các nhà khoa học tin là gen đâu tiên của sự sống.

Hà Hương (Theo Daily Mail)