- Có những người chỉ phát lộ mọi tiềm năng khi đối mặt với thách thức mà không bị "đóng đinh" vào một phương pháp, hoặc nguồn kiến ​​thức nào. Với họ, đào tạo bằng cách đưa ra mọi câu trả lời sẽ chỉ ngăn cản khả năng sáng tạo.

Năm 12 tuổi, Lou Guenier rời Pháp. Sang Ấn Độ và Nepal sống, Lou dành nhiều thời gian nghiên cứu, thực hành Phật giáo. Trong 6 tháng sống ở Himalaya ở tuổi 22, anh đã tạo ra một nền tảng trực tuyến để đưa bài giảng của các tu sĩ đến khắp thế giới. Sau đó, Lou tới thung lũng Sillicon làm giám đốc sư phạm cho “trường học 42” - một mô hình được đánh giá là có nhiều đột phá trong đào tạo. Đến đầu năm 2018, Lou dừng chân ở Việt Nam và hiện đang cùng các cộng sự ráo riết chuẩn bị cho một chương trình đào tạo hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, có tên là Intek. Vào tháng 7 tới đây, chương trình học thử và trải nghiệm miễn phí trong 3 tuần sẽ diễn ra tại TP.HCM.

{keywords}
Lou Guenier

Trong cuộc trò chuyện với VietNamNet, Lou Guenier – hiện là giám đốc sư phạm của  chương trình – cho biết: Ngày nay, sinh viên dành hầu hết thời tham dự các bài giảng trong lớp học. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Chúng tôi muốn sinh viên làm việc trên các dự án thực tế, với các cố vấn đưa ra hướng hướng dẫn”. Intek muốn sinh viên đa dạng hóa các kiểu thu thập kiến ​​thức và học tập để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, sinh viên phải làm việc với tư duy rộng mở để tìm ra giải pháp, cũng là phát triển sáng tạo. Ở đó, “người thầy truyền thống” sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn, còn học viên thì tiếp cận với những phương pháp đào tạo mới mẻ như “học từ bạn”,  “học qua dự án” hay “game hóa”…

Phóng viên: Điều gì đã truyền cảm hứng cho cho anh đến với ý tưởng này?

Lou Guenier: Những gì truyền cảm hứng cho tôi xuất phát từ trải nghiệm của bản thân. Tôi thường chán khi học những thứ có tính ứng dụng trong thế giới thực mà mình không thể nhìn thấy. Hầu hết những điều biết đến ngày hôm nay, tôi đã học được khi gặp phải vấn đề và phải đi tìm giải pháp. Giải quyết vấn đề luôn làm tôi thích thú. Học theo cách đó là hiệu quả và hấp dẫn nhất đối với tôi.
 
Và không chỉ là tôi. Các nghiên cứu cho thấy, thực hành thứ vừa học được sẽ khiến bạn giữ lại 90%. Ngược lại, thụ động nghe một bài giảng sẽ chỉ khiến bạn nhớ đến 10%  nội dung của nó.
 
Những điều này đã truyền cảm hứng cho tôi.
 
Liệu có xung đột gì giữa cách đào tạo này với cách giáo dục truyền thống đang rất bền vững hiện tại?
 
Không có xung đột giữa hệ thống giáo dục của chúng tôi và các hệ thống giáo dục hiện đại khác, bởi chúng phù hợp với những con người và những nhu cầu khác nhau.
 
Hệ thống truyền thống là tốt cho những người thích một lộ trình chính xác, những người muốn được cho biết khi nào, làm thế nào, và sẽ học được những gì.
 
Nhưng cũng có những người chỉ phát huy tiềm năng đầy đủ của mình khi đối mặt với thách thức mà không bị hạn chế về thời gian, phương pháp hoặc nguồn kiến ​​thức. Với những người này, đưa ra mọi câu trả lời sẽ chỉ ngăn cản khả năng sáng tạo của họ. Intek là dành cho những người như vậy.
 
Hơn nữa, chúng tôi không chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật, mà còn về kỹ năng mềm, bởi vì các công ty hiện đại cần các chuyên gia kỹ thuật có thể làm việc theo nhóm cũng như với khách hàng.
 
Anh nghĩ gì về khả năng thu hút người học của các chương trình đào tạo phi bằng cấp tại một quốc gia như Việt Nam – nơi còn rất chú trọng vào bằng cấp?
 
Thế giới đã phát triển rất nhiều trong 20 năm qua. Hầu hết, các công ty hiện đại đã nhận ra bằng cấp không phải là sự đảm bảo cho sự xuất sắc. Họ cũng ý thức rằng việc thiếu nó không phải là dấu hiệu của sự tự ti.
 
Ngày nay, bạn có thể vào GAFA (Google Amazon Facebook Apple) tốt mà không cần bằng tốt nghiệp.
 
Tôi có nhiều bạn bè làm việc trong các công ty lớn nhất thế giới mặc dù không có bằng đại học. Họ giỏi những gì họ làm.
 
Thách thức hiện nay là để xã hội thừa nhận sự thay đổi đó.
 
Học sinh và phụ huynh cần hiểu rằng bằng cấp sẽ không giúp họ có được công việc mà mình muốn, hay tăng khả năng cạnh tranh. Điều duy nhất có thể làm đó là các kỹ năng thực sự.
 
Anh từng nghiên cứu, thực hành Phật giáo trong nhiều năm. Anh đã gặp những “duyên” gì trong cuộc sống của mình?

Cuộc sống của tôi không có “tiền định”, nhưng thực sự là có mẫu số chung. Hầu hết những quyết định của tôi đến từ sự hài lòng với những kết quả trực tiếp. 

{keywords}
Lou Guenier cùng các cộng sự đang trao đổi về chương trình đào tạo của mình tại TP.HCM

Tôi chán ngấy những cách tiếp cận lý thuyết suông. Tôi thường học tốt nhất từ việc làm thực tiễn.  Dù đó là khi xây dựng hệ thống năng lượng cho ngôi nhà, học triết học hay khoa học máy tính, tôi hầu như không tiếp cận theo kiểu lý thuyết. Những gì thực sự thúc đẩy tôi chính là  sự đối mặt và có cách giải quyết những vấn đề đang đặt ra.

Trong cuộc sống thực, bạn hiếm khi phải đáp ứng các “kịch bản sách giáo khoa”. Bạn thường phải sáng tạo, xử lý sự những thứ không chắc chắn và cả thỏa hiệp  nữa. Đây là một trong những lý do tôi hiện đang làm: Dạy học sinh cách đối mặt và giải quyết vấn đề.

Thật thú vị khi biết rằng anh đã rời khỏi hệ thống giáo dục công lập của Pháp lúc 12 tuổi, sau đó đi đến một tu viện Phật giáo xa xôi ở dãy Himalaya, rồi đến Thung lũng Silicon. Tại sao anh có những thay đổi như vậy?

Không có câu trả lời duy nhất là tại sao, nhưng như tôi đã nói trước về “mẫu số chung”.
 
Tôi muốn có được kinh nghiệm và thực hành. Tôi muốn đối mặt với những thử thách thực tế thay vì giải quyết các vấn đề “chung chung”.
 
Tôi rời trường học truyền thống ở tuổi 12 để đi du lịch và khám phá thế giới với cha mình.
 
Tôi muốn nhìn mọi thứ bằng chính mắt mình, khám phá thế giới và có kinh nghiệm cá nhân về nó.
 
Tôi đến một tu viện Phật giáo xa xôi ở dãy Himalaya để nghiên cứu và thực hành Phật giáo.
 
Phật giáo nghiên cứu hiện tượng và cách chúng tương tác với nhau. Điều thú vị về nó là bạn có thể trải nghiệm với những lời dạy trong cuộc sống của riêng bạn. Rất thực tế!
 
Việc tham gia vào công nghệ phần mềm đã đưa tôi trở lại để đối mặt với những thách thức và giải quyết vấn đề.
 
Là kỹ sư phần mềm, bạn có thể tạo ra các giải pháp có ứng dụng thực tế. Cực kỳ bổ ích. Công việc đưa tôi đến Thung lũng Silicon, nơi tôi đã tham gia mở trường kỹ thuật sáng tạo và bây giờ, tôi đang ở TP.HCM cho cùng một mục đích đó.

Theo anh, giới trẻ sẽ làm gì với cuộc sống của họ khi trí tuệ nhân tạo (AI) thống trị?

Họ vẫn sẽ làm như nó đã làm trong hàng nghìn năm thôi:  Sau mỗi phát minh mới, nó thích nghi và phát triển.

Kể từ buổi bình minh, khi phát minh ra những cách thức mới hiệu quả hơn, con người đã phải thích nghi và đương đầu với những thay đổi đó. Sau khi phát minh ra xe hơi, người giữ ngựa đã trở nên lỗi thời, nhưng cơ học trở thành một nghề cần thiết. Và khi công nghiệp in ấn “đẩy” các nhà sư sao chép ra khỏi cửa, các nhà điều hành in ấn lại đến.

Vì vậy, tôi không nghĩ AI làm giới trẻ lo lắng. Đó chỉ là một phát minh khác, và chúng tôi sẽ thích nghi lại một lần nữa.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Hạ Anh (Thực hiện)

Giáo dục "mở" thực chất là dân chủ và tự do

Giáo dục "mở" thực chất là dân chủ và tự do

Định hướng “mở” hay “tính mở” trong giáo dục thực chất là sự đề cập đến hai nguyên lý rất cơ bản của một nền giáo dục hiện đại và hiệu quả: Dân chủ và tự do.  

Khó nói đến nền giáo dục “mở” khi hệ thống vẫn “đóng”

Khó nói đến nền giáo dục “mở” khi hệ thống vẫn “đóng”

Hệ thống giáo dục theo hướng mở là vấn đề quan trọng được Nghị quyết 29 định hướng cho sự phát triển của giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sau 5 năm, khái niệm hệ thống giáo dục “mở” dường như vẫn khá mơ hồ.