- Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho hay trong năm học mới trường sẽ thực hiện lộ trình tự chủ đại học.

Sáng 6/9, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Nhà trường đón cựu sinh viên tiêu biểu dự lễ, trong đó có ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước.

{keywords}
Ông Võ Văn Sen, ông Ngô Văn Lệ, nguyên Hiệu trưởng và Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng hiện Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Bà Ngô Thị Phương Lan cho biết Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM hiện vẫn thu học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ.  Nguyên hiệu trưởng Võ Văn Sen từng nói, hàng năm, trường cần 270 tỷ đồng chi cho tất cả các hoạt động nhưng ngân sách nhà nước cấp bù chỉ khoảng 45 tỷ. Do vậy kinh phí chênh lệch này trong đó chỉ có khoản thu học phí là rất lớn.

Phương án tự chủ từng phần, mà cụ thể là tự chủ ở những ngành có khả năng thu hút sinh viên đã được trường tính đến, tuy nhiên trường có những ngành đào tạo cơ bản thì không thể theo “kinh tế thị trường”. Có nhiều ngành đã miễn học phí cả bậc ĐH và sau đại học nhưng cũng chỉ có 3-5 người theo học. Vì vậy việc thực tự chủ đặt ra câu hỏi cho số phận của khoa học cơ bản do nghiên cứu để bán sản phẩm bù kinh phí đào tạo là không thể.

Về phía ĐHQG TP.HCM, việc các trường thành viên thực hiện tự chủ được chia thành 3 nhóm gồm: Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư do đơn vị tự đảm bảo. Nhóm này chỉ có Trường ĐH Quốc tế.

Nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo 100% gồm Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Bách khoa và Khoa Y.

Riêng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cùng với Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc nhóm đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ với kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo phần lớn. Nhóm này tự chủ đối với các ngành đào tạo có khả năng tự chủ tài chính, ngân sách Nhà nước sẽ đảm bảo kinh phí hoạt động theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đặc biệt đối với các ngành đào tạo khoa học cơ bản, cần cho sự phát triển.

Chia sẻ trong lễ Khai giảng, ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước, cựu sinh viên Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) nhìn nhận vai trò, vị thế của người thầy ngày nay đã được đánh giá theo quan điểm mới.

{keywords}
 

Ông Sang cho rằng, trong quan niệm truyền thống, người thầy giữ vai trò thứ hai trong cương thường “Quân, Sư, Phụ”.Thầy giỏi, có thể cho quốc gia hưng thịnh. Có thầy giỏi mới có trò giỏi...Nhưng ngày nay vai trò, vị thế của người thầy được nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm mới. Người thầy còn là người khuyến khích, động lực cho học sinh, sinh viên. 

Lê Huyền