Trưa 25/6, nhà thơ Nguyễn Duy - tác giả bài thơ Đánh thức tiềm lực cho rằng, ông rất bất ngờ khi đoạn trích trong bài thơ của mình được đưa vào đề thi THPT quốc gia 2018.

{keywords}
Nhà thơ Nguyễn Duy (Ảnh:cand.com.vn)

Phóng viên: Một đoạn trích trong bài thơ "Đánh thức tiềm lực" của ông vừa xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2018. Suy nghĩ của ông như thế nào?

Nhà thơ Nguyễn Duy: Tôi rất mừng!

Như bạn biết đấy, từ xưa đến nay việc thi cử về thơ văn trong nhà trường chủ yếu toàn "mây, gió, trăng, sao, tuyết, núi, sông". Điều đó có nghĩa là tất cả các đề thi toàn đề cập đến những vấn đề như cái đẹp của thiên nhiên, tình người. Vì vậy, đây là lần đầu tiên, vấn đề trách nhiệm của văn chương đối với đời sống xã hội ở thì hiện tại được đưa vào đề thi.  Điều tôi mừng nữa là văn chương đã được đặt trước thực tế của đời sống, của thì hiện tại.

- Đề bài đặt ra những câu hỏi như: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước? Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích? Quan điểm của tác giả trong 2 dòng thơ: "Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên" có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao? Xin được hỏi, |"đáp án" những câu hỏi này của ông là gì?

Thể thơ này của tôi là thơ tự do. Còn những câu hỏi khác tôi nghĩ đây là phần của các em và các nhà phê bình sẽ phân tích.

Riêng 2 dòng thơ "Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/Tiềm lực còn ngủ yên", đến bây giờ, vẫn có tác dụng rất mạnh không chỉ với người dân mà còn với các lãnh đạo, đặc biệt là những lãnh đạo "quan tếu" làm chuyện sai lầm. Vì vậy, đặt trong hoàn cảnh hiện nay, những câu thơ này nên được thẩm thấu hơn.

- Ông muốn thế hệ trẻ sẽ suy nghĩ như thế nào về đoạn trích này?

Tôi nghĩ thế hệ trẻ bây giờ rất tinh nhạy, các em sẽ bắt vào vấn đề rất nhanh. Các em hiểu vấn đề của thời cuộc nhanh hơn chúng tôi, do đó các em sẽ tiếp thu vấn đề này rất nhanh.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Đánh thức tiềm lực"rất khó khăn. Ông có thể chia sẻ một chút với độc giả?

Đúng là bài thơ ra đời lúc rất khó khăn. Vì vậy, khi ra đời bài thơ đã tạo nên 2 luồng suy nghĩ. Có những người hiểu nhưng cũng có người phản đối. Nhưng tôi nghĩ mình phải viết theo đúng suy nghĩ, đúng lòng của mình. Rất mừng kể từ năm 1986 khi lần đầu tiên được in trên báo thì hơn 30 năm sau, bài thơ lại được đề cập một lần nữa trong một kỳ thi của quốc gia.

-Tại sao ông lại đặt tên bài thơ là "Đánh thức tiềm lực"?

Vì lúc đó cụm từ "tiềm lực đất nước" được sử dụng rất nhiều. Từ này xuất hiện trong các bài diễn văn, trong các tác phẩm báo chí. Nhưng bây giờ tôi nghĩ từ này sẽ đưa đến cho thế hệ trẻ ý thức mới về trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Đây là một sự đột phá trong cách ra đề thi. Ngày xưa đề thi chỉ đề cập đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu trong chiến tranh, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu con người, mà không nói tới trách nhiệm đương thời đối với đất nước. Vì vậy nếu được, tôi muốn bài thơ này được đưa vào sách giáo khoa để đến với thế hệ trẻ.

Xin cảm ơn ông!

Lê Huyền (Thực hiện)

Bước tiến đáng trân trọng

Nhìn chung, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay là một đề thi đảm bảo tính chuẩn xác, cách hỏi sáng rõ, chặt chẽ; vấn đề đặt ra hay, giàu ý nghĩa, có tác dụng giáo dục tốt. So với đề thi năm trước, đề năm nay có độ phân hoá cao hơn, phù hợp với cả hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét vào ĐH, CĐ. Có thể nói đây là một bước tiến đáng trân trọng so với đề năm trước.  

Hồ Tấn Nguyên Minh (giáo viên văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên)

 

Vẫn giữ được chất "văn"

 

Đề thi có tính phân hóa cao, gần gũi mà không mòn cũ, kiểm tra được được kiến thức kĩ năng mà vẫn giữ được đặc trưng bộ môn, không bị "giáo dục công dân hóa". Ngữ liệu của đề không có trong sách giáo khoa, được lựa chọn khá hấp dẫn, cách triển khai ngữ liệu hợp lý. Đề thi tạo được hứng thú cho học sinh vì góc nhìn chân thực, mang tính phản biện, không giáo điều, từ chương. Câu nghị luận xã hội không đánh đố, có tính định hướng tốt, vấn đề bao quát, chạm đến lẽ sống muôn đời nhưng vẫn gợi được tính thời đại, thời sự, không bị gò ép.

Một giáo viên ở Vũng Tàu

 

10X Sài Gòn căng thẳng dự thi THPT quốc gia

10X Sài Gòn căng thẳng dự thi THPT quốc gia

Lứa học sinh đầu tiên “thế hệ 10X” ở Sài Gòn tỏ ra căng thẳng, lo lắng trước môn thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quố gia 2018.

Những 10X thong dong trong cuộc đua của 92 vạn thí sinh

Những 10X thong dong trong cuộc đua của 92 vạn thí sinh

Kết thúc chuyến du lịch Phú Quốc cùng với đại gia đình cuối tuần trước, Ngân Hà mới mang sách vở ra ôn để chuẩn bị cho mấy buổi thi vào ngày mai.

Học trò sinh năm 2000 bắt đầu thi tốt nghiệp

Học trò sinh năm 2000 bắt đầu thi tốt nghiệp

Sáng nay 25/6, hơn 900.000 thí sinh trên cả nước sẽ thi môn Ngữ văn, môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.