- Bắt nhịp chương trình giáo dục phổ thông mới và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ GD-ĐT vừa cho phép Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở ngành học mới Sư phạm Công nghệ từ năm 2018.

Được sự đồng ý của Bộ GD-ĐT, từ năm 2018, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở mới và tuyển sinh đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Công nghệ với 60 chỉ tiêu bằng các tổ hợp xét tuyển: A01( Toán, Vật lý, Tiếng Anh); A02 (Toán, Vật lý, Sinh học); D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh) và D90 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Tiếng Anh).

PGS.TS Phùng Gia Thế, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho hay trường mở mã ngành này nhằm bắt kịp xu hướng trong tương lai.

{keywords}

PGS.TS Phùng Gia Thế, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Ảnh: Thanh Hùng.

Bởi trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc nhóm Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Cùng với Toán, Khoa học Tự nhiên và Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những  xu hướng giáo dục đang được coi trọng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì môn Công nghệ ở trường phổ thông càng đóng vai trò quan trọng.

“Nhìn vào chương trình phổ thông tổng thể và chương  trình môn học, chúng ta sẽ phải có đội ngũ giáo viên được đào tạo Sư phạm Công nghệ. Trường được Bộ GD-ĐT cho phép mở mã ngành đào tạo ngành này cùng với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp”.  

Năm nay trường cũng xác định tuyển sinh ngành học này là 60 chỉ tiêu.

Được biết, số chỉ tiêu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đưa ra cho ngành này là 90.

“Chúng tôi cho rằng đây là môn học mà sau này nhu cầu sẽ rất cao. Năm 2022 sẽ phải cần có giáo viên rồi, nên nếu không đào tạo ngay từ giờ thì sau này khi áp dụng chương trình mới sẽ bị hẫng. Tôi quan điểm là cứ ở phổ thông có môn học thì cần có và phải đào tạo giáo viên. Và môn Công nghệ cần phải đào tạo bài bản và tôi nghĩ cơ hội việc làm rất lớn”, ông Thế nói.

“Tôi nghĩ tiềm năng với ngành này sẽ rất tốt bởi sẽ triển khai dạy học tích hợp ở phổ thông và giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

Ông Thế cho rằng, sinh viên học ngành Sư phạm Công nghệ sẽ có nhiều cơ hội việc làm, bởi sau tốt nghiệp ngoài việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông, còn có thể đảm nhiệm các công việc ở các trường cao đẳng, trung cấp nghề.

Cụ thể các ngành học và chỉ tiêu năm 2018 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 như sau:

{keywords}
 

 

Thanh Hùng