- Thống kê cho thấy, mức điểm phổ biến nhất tính theo các tổ hợp xét tuyển đại học mà thí sinh đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 là 15-16 điểm.

{keywords}
Phân tích phổ điểm theo từng khối thi từ dữ liệu chính thức của Bộ GD-ĐT. Đồ họa: Lê Văn. BẤM VÀO HÌNH ĐỂ XEM CHI TIẾT

Thống kê từ số liệu chính thức của Bộ GD-ĐT cho thấy, cả nước có 406.503 thí sinh đủ bài thi khối A, 398.275 thí sinh khối B, 494.716 thí sinh khối C, 748.381 thí sinh khối D và 380.587 thí sinh khối A1.

Trong đó, mức điểm phổ biến nhất mà thí sinh đạt được trên cả nước trên 5 tổ hợp nói trên là mức 15-16 điểm. Cụ thể, có 2.17.355 thí sinh đạt mức điểm này.

Tính theo từng khối thi thì mức điểm phổ biến nhất của khối A là 16-17 điểm. Có 30.156 thí sinh đạt mức điểm này. Tiếp đó là mức 17-18 điểm với 30.544 thí sinh.

Số thí sinh đạt mức điểm từ 16 trở lên của khối A là 231.247 thí sinh, chiếm tỉ lệ 56.89% tổng số thí sinh của khối này.

Số thí sinh đạt mức điểm từ trên 20 điểm của khối A là 112.192 thí sinh, chiếm tỉ lệ 27,6% tổng số thí sinh của khối này.

Có 4.642 thí sinh đạt mức điểm trên 27 điểm (trung bình mỗi môn 9 điểm) của khối A.

Có 3 thí sinh đạt điểm 30 điểm của khối A. Trong đó có 2 thí sinh của Hà Nội.

Đối với khối B, mức điểm phổ biến nhất cũng là mức từ 16-17 điểm với 33.129 thí sinh đạt mức điểm này.

Tổng số thí sinh từ 16 điểm trở lên của khối B là 204.937 thí sinh, chiếm tỉ lệ 51,46% tổng số thí sinh của khối này.

Tổng số thí sinh đạt mức điểm trên 20 điểm của khối B là 79.965 thí sinh, chiếm tỉ lệ 20,08%.

Có 3.842 thí sinh đạt mức điểm trên 27 điểm ở khối B. Khối này có 10 thí sinh đạt 30 điểm.

Với khối C, mức điểm phổ biến nhất là 15-16 điểm với 54.069 thí sinh đạt mức điểm này.

Số thí sinh có mức điểm từ 15 điểm trở lên của khối thi này 300.323 thí sinh, chiếm tỉ lệ 60,7%.

Tổng số thí sinh đạt mức điểm trên 20 ddiemer có 72.356 thí sinh, chiếm tỉ lệ 14,62%.

Có 604 thí sinh có mức điểm từ 27 điểm trở lên. Không có thí sinh nào đạt mức điểm 29-30 điểm của khối thi này.

{keywords}
Số lượng thí sinh và mức điểm tổng hợp trên 5 khối thi. Đồ họa: Lê Văn.

Đối với khối D, mức điểm phổ biến nhất là 13-14 điểm với 72.482 thí sinh. Tiếp đó là mức 14-15 điểm với 72.181 thí sinh.

Tổng số thí sinh có mức điểm từ 15 điểm trở lên của khối thi này là 374.334 thí sinh, chiếm tỉ lệ 75,66%.

Nếu tính mức điểm từ 18 điểm trở lên thì có 191.193 thí sinh, chiếm tỉ lệ 38,65%.

Số thí sinh có mức điểm từ 20 điểm trở lên của khối thi này là 107.616 thí sinh, chiếm tỉ lệ 21,75%.

Số thí sinh có mức điểm từ 25 điểm trở lên là 8.889 chiếm tỉ lệ 1,1%.

Với khối A1 (Toán - Lí - Tiếng Anh), mức điểm phổ biến nhất là 16-17 điểm với 31.594 thí sinh đạt mức điểm này.

Tổng số thí sinh có mức điểm trên 16 của khối thi này là 204.726 thí sinh, chiếm tỉ lệ 53,79%.

Số thí sinh có mức điểm trên 20 điểm của khối thi này là 87.292 thí sinh, chiếm tỉ lệ 22,93%.

Số thí sinh có mức điểm từ 25 trở lên 10.667 thí sinh.

Khối thi này không có thí sinh đạt mức 30 điểm. Số thí sinh đạt mức từ trên 27 điểm là 1.975 thí sinh.

  • Lê Văn

Từ hiện tượng nhiều bài thi điểm 10...

Khi Bộ GD-ĐT vừa mới công bố kết quả điểm thi, nhiều tờ báo, mạng xã hội tập trung bình luận về “mưa điểm 10”. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội về một số mặt bề nổi của thi cử khi phương thức thi thay đổi và số lượng điểm 10 quá nhiều so với các năm trước.

Có một số điều cũng nên ngẫm xem.

1. Ở ta, đạt được điểm 10 là nhất, là tuyệt vời. Những em đạt 9,5 hoặc 9,75 không nhận được nhiều sự quan tâm, ưu ái của thầy cô, của xã hội. Điều này nói lên rằng, kết quả học tập của học sinh được xem là thành tích thi đua, thi thố giống như ở các đấu trường thể thao, các kỳ thi giành các giải vô địch. Anh dù giỏi kiểu gì đi nữa mà chỉ đạt huy chương bạc thì vinh quang chắc chắn ở dưới người đạt huy chương vàng .

2. Ở Mỹ (và châu Âu), khi yêu cầu viết thư giới thiệu (letter of recommendation) về năng lực một học sinh, sinh viên (có tên là A chẳng hạn), người ta không hỏi số điểm A đạt được mà chỉ hỏi bạn A thuộc top 5 hoặc top 10 trong lớp theo từng năng lực. Do vậy, những học sinh đạt 9, 9,5 hoặc 10 điểm thì có thể xếp chung một mức về việc đánh giá. Dùng tThang điểm 5 hoặc điểm chữ A, B, C, D, F khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra cũng có ý nghĩa tương tự.

3. Ở các nước tiên tiến, áp dụng thi trắc nghiệm họ không công bố kết quả thi dưới dạng thô (raw scores). “Kết quả thô” này được xử lý theo những phần mềm thông kê và lượng giá, từ đó mới đưa ra kết quả chính thức (converted scores).

4. Có lẽ vì thế ở nước mình, thái độ, tâm lý của học sinh là bằng mọi cách để đạt được điểm cao, cho dù kiến thức nhận được chưa chắc tỉ lệ thuận với điểm số. Người ra đề, đánh giá cũng tìm cách ra những câu “hóc búa” để ngăn chặn điểm 10.

5. Năm nay, điểm 10 nhiều có lẽ do mấy nguyên nhân sau:

* Học sinh (số chịu khó học tập) càng ngày càng tăng. Nhất là trước một kỳ thi thay đổi nhiều về hình thức nên các em chuẩn bị nhiều hơn.

* Thi trắc nghiệm mang tính chất khách quan lớn. Câu đúng, câu sai phân biệt rạch ròi. Chấm bằng máy nên không có chỗ cho cảm tính xen vào.

* Kỳ thi này là thi tốt nghiệp THPT, người ra đề phần nào “nới tay”; các năm trước kết hợp 2 trong 1 nên đề khó hơn!

Mong đọc được những bình luận, đánh giá trên báo chí, trên mạng xã hội những nhận định sâu sắc hơn không chỉ dựa vào kết quả đã có mà cần lắm những phân tích, nhận định, góp ý để định hướng cho người học, người dạy, người ra đề trong những năm đến. Từ đó sẽ có tác động đến tư duy, chiến lược, triết lý giáo dục cho những người làm công tác giáo dục và toàn xã hội.

  • Nguyễn Hoàng (ĐH Huế)