Khi nhiều ngành đứng trước tình trạng thất nghiệp đáng báo động thì các sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt lập trình viên được đào tạo song hành thực tiễn, vừa ra trường đã được các doanh nghiệp săn đón và tuyển dụng ngay.

Khan hiếm nhân sự chất lượng

Những năm gần đây, ngành CNTT luôn phát triển với tốc độ chóng mặt khiến cho nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao. Theo báo cáo mới nhất của Vietnamworks, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.

{keywords}
Hệ thống đào tạo Lập trình Viên Quốc Tế Aptech

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một thời kỳ bùng nổ về CNTT. Các doanh nghiệp “khát” nhân lực giỏi hơn bao giờ hết, sẵn sàng chi mức lương cao để chiêu mộ nhân tài, đặc biệt là những sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ sớm.

Ông Nguyễn Hữu Bình, CEO Applancer cho biết, hầu hết các công ty công nghệ có xu hướng cạnh tranh nhau về mặt lương bổng để tìm kiếm và mời các lập trình viên giỏi nhất đầu quân vào tổ chức của mình. Các công ty sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn, thậm chí là “phá giá”, để thu hút lập trình viên tài năng.

Cơ hội việc làm toàn cầu cho sinh viên có kinh nghiệm

Thực tế cho thấy, sinh viên ngành CNTT đã có kinh nghiệm thực tiễn thường được các nhà tuyển dụng săn đón, thậm chí “trải thảm đỏ” mời làm việc khi còn chưa tốt nghiệp.

Theo báo cáo của Hiệp hội kiểm soát hệ thống thông tin, 55% các nhà quản lý cho biết kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố đánh giá quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân viên. Trong đợt tuyển dụng mới nhất, tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM đã áp dụng chiến lược tuyển dụng tập trung vào nhân sự có năng lực làm việc thật sự trong lĩnh vực công nghệ, chứ không nhất thiết phải có bằng cấp, chứng chỉ.

{keywords}
Sinh viên Aptech tham quan và trải nghiệm tại công ty KDT

Lựa chọn cơ sở đào tạo CNTT uy tín, các lập trình viên Việt Nam, với kiến thức cập nhật, kinh nghiệm thực tiễn, vốn ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm thành thạo, đã nằm trong “tầm ngắm” của các nhà tuyển dụng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ông Nakano - Giám đốc công ty Gakurinsha trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản cho biết:  “Tôi ấn tượng về sinh viên Aptech vì họ luôn được học những Công nghệ mới nhất, đáp ứng được đầy đủ chuyên môn cấp cao của thị trường Nhật Bản ....”

Chìa khóa khởi nghiệp thành công

Trong kỷ nguyên của công nghệ thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo, sinh viên CNTT có ưu thế lớn để thành công trên con đường startup. Bởi cốt lõi của công nghệ là trí tuệ nhân tạo, nếu các sinh viên CNTT biết nhạy bén nắm bắt thời cơ, đưa những xu hướng mới vào các sản phẩm đơn giản, thì sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường tốt hơn, và cơ hội thu hút các nhà đầu tư giúp hiện thực hóa ý tưởng không còn là bài toán khó với các Startup.

Ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam khuyến khích các sinh viên đam mê công nghệ nên startup, “hãy mạnh dạn, hãy lập nhóm đưa ra ý tưởng càng điên rồ, càng kích động thì con đường đi đến thành công càng cao”

{keywords}
Nguyễn Hữu Quang nhận huy Chương vàng ICT Việt Nam 2016

Điển hình tấm gương sáng về khởi nghiệp, không thể không nhắc đến Nguyễn Hữu Quang, cựu sinh viên Aptech. Bắt đầu với lĩnh vực truyền thông nhưng sau đó lại chuyển sang lập trình phần mềm, công ty của Quang hiện tại chủ yếu phụ trách xây dựng và quản lý ứng dụng trên web cho các doanh nghiệp.

Từ khi thành lập đến nay, công ty của Quang đã thực hiện các dự án lớn về ứng dụng web cho Pepsi Co., Unilever, Vietjet Air, Air Timor,..... Nói về sự chuyển đổi và thành công này, Quang chia sẻ, trong quá trình theo học tại Aptech, càng học Quang càng thấy say mê vì đây là công việc có thể tạo ra rất nhiều công cụ cho cuộc sống hiện đại. Anh nhận ra lập trình mang đến khám phá mới không những về công nghệ, về kỹ thuật mà còn học hỏi được những kỹ năng để phát triển bản thân.

Aptech - Tập đoàn tiên phong của Ấn Độ về giáo dục và đào tạo CNTT với hơn 3.500 cơ sở vận hành tại 40 quốc gia trên thế giới và NCC Education - đơn vị cấp bằng của chính phủ Anh, đào tạo CNTT và kinh doanh liên kết đào tạo chương trình ACCP - L5 (DC) cho sinh viên Việt Nam.

Theo học chương trình ACCP -L5 (DC), sinh viên có thể nhận song bằng quốc tế với học phí bằng 1/8 du học; đào tạo song hành thực tế với trên 400 giờ thực hành trong tổng số 780 giờ học, theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp.

Sinh viên được tiếp cận công nghệ mới tương tự tại quốc gia phát triển trên thế giới, bao gồm: IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, “Hacker Mũ trắng”, “thám tử máy tính”…

Tìm hiểu thêm về chương trình Lập Trình Quốc Tế của Aptech tại đây: http://aptechvietnam.vn/

Doãn Phong