- Quang Trung – vị hoàng đế vĩ đại bậc nhất trong lịch sử, sinh thời không chỉ khiến những đội quân xâm lược kinh hồn bạt vía mà còn khiến những kẻ nội phản trong nước khiếp đảm.

Xuất hiện trong bối cảnh đất nước chiến tranh loạn lạc kéo dài hàng trăm năm, các tập đoàn phong kiến thi đua cát cứ, xây dựng thế lực riêng. Để thống nhất giang sơn, dẹp bỏ thù trong, đánh đuổi giặc ngoài, Nguyễn Huệ đã phải nhiều lần ra tay dẹp trừ phản loạn.

vua quang trung

Câu 1: Vua Quang Trung từng bắt ai như bắt một đứa trẻ, giết ai như giết một con lợn?

A. A. Nguyễn Hữu Chỉnh

B. B. Vũ Văn Nhậm

C. C. Cả 2 người trên

Đáp án: Quang Trung – Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự vĩ đại bậc nhất mà dân tộc ta đã sản sinh ra. Sau khi đánh đổ tập đoàn phong kiến của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, ông tiến quân ra Bắc tiêu diệt luôn tập đoàn phong kiến của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, trả lại quyền lực cho nhà Hậu Lê. Khi biết tin Nguyễn Hữu Chỉnh có ý làm phản, ông đã sai Vũ Văn Nhậm ra bắt Chỉnh, rồi khi đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, ông đã đích thân mang quân ra bắt giết Vũ Văn Nhậm.

 

vua quang trung va can than

Câu 2. “Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn” là lời nhận xét của ai về Quang Trung – Nguyễn Huệ?

A. A. Lê Chiêu Thống

B. B. Một cung nữ

Đáp án: Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, đó là lời nhận xét của một cung nữ với Mẫn Thái hậu. Nguyên văn của câu nói là: “Cứ xem những lời trong bài hịch thì, thấy Ngài (Tôn Sĩ Nghị) buộc cho ta nhiều lắm, mà Ngài thì cứ lượn lờ trên sông, chỉ dùng thanh thế dọa nạt, không biết Nguyễn Huệ là bậc hùng lão thư và giỏi cầm quân. Coi ông ra Bắc vào Nam, thật là thần xuất quỷ nhập không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào còn dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét. E rằng bất nhật y sẽ lại ra, quân Tôn Tổng Đốc còn có cái lo bên trong, địch sao cho nổi!”

C. C. Tôn Sĩ Nghị

 

vua quang trung tren chien truong

Câu 3. Ai là người đã cầu cứu quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta?

A. A. Trịnh Bồng

B. B. Lê Hiển Tông

C. C. Lê Chiêu Thống

Đáp án: Lê Chiêu Thống là hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cuối năm 1788 đã “rước voi về dày mả tổ”, cầu cứu nhà Thanh mang 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị cầu đầu kéo sang xâm lược nước ta. Biết tin ngoại xâm tới gần, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. Chỉ trong vòng 5 ngày đêm từ 29 đến mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, vua đã đánh tan hoàn toàn quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị phải tháo chạy trong đám loạn quân. Theo chính sử, khi quan sông Hồng, Sĩ Nghị đã cắt cầu phao, khiến hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước, chết nghẽn cả sông Hồng.

 

tuong vua quang trung

Câu 4. “Nguyễn Huệ là em Nguyễn Nhạc, tiếng nói như chuông to, mắt lập loè như ánh điện, là người giảo hoạt, đánh trận rất giỏi, người người đều sợ Huệ” là lời nhận xét của chính sử triều đại nào dành cho vua Quang Trung?

A. A. Hậu Lê

B. B. Nhà Thanh

C. C. Nhà Nguyễn

Đáp án: Đó là lời của chính sử nhà Nguyễn viết về Nguyễn Huệ. Có thể thấy, dù rất ghét Nguyễn Huệ, luôn xem ông là kẻ thù số một nhưng các sử gia nhà Nguyễn cũng phải giành cho ông những lời khâm phục. Nguyễn Huệ là nhân vật phi thường với tướng mạo phi thường. Theo sách Tây Sơn thuật lược mô tả, “tóc của Huệ quăn, mặt có mụn, một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận chế thắng, uy danh lẫm liệt cho nên mới bình định được phương Bắc và dẹp yên được phương Nam, hướng đến đâu thì không ai hơn được…”.

 

Câu 5. Quân đội nước nào từng “sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp”?

A. A. Nhà Nguyễn

B. B. Nhà Thanh

C. C. Xiêm La

Đáp án: Năm 1785, theo lời của Nguyễn Ánh, vua Xiêm đã cử các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương mang 5 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sau đó dễ dàng bị Nguyễn Huệ đánh tan chỉ sau một trận chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Trận chiến này khiến 5 vạn quân Xiêm gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn mấy trăm tên chạy thoát. Theo chính sử nhà Nguyễn, sau thất bại nặng nề này “quân Xiêm tuy ngoài miệng nói khoác nhưng trong bụng sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp”.

 Tiểu Uyên