Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.

Lê Quý Đôn trong phần “Châm cảnh” (Khuyên răn) của Kiến văn tiểu lục có câu rằng: “Giữ chức cao thì việc đầu tiên là ăn của đút”.

Bạn có biết về những trường hợp cụ thể trong sử cũ có thể minh chứng câu nói trên?

Cha con vị khai quốc công thần nhà Hậu Lê nào bị sử sách ghi lại tội ăn của đút?

A. Trần Nguyên Hãn – Trần Trung Khoản

B. Lê Sát – Lê Bang

C. Nguyễn Xí - Nguyễn Sư Hồi

Đáp án chính xác là cha con Nguyễn Xí - Nguyễn Sư Hồi.

Theo sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, vào năm 1463, nhân việc cha con Nguyễn Xí - Nguyễn Sư Hồi ăn của đút có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, vua Lê Thánh Tông có sắc dụ truyền đến cho Nguyễn Sư Hồi rằng: "Dương Quốc Minh bảo là Ngô Tây lấy 30 lạng bạc trao cho Nguyễn Hồ đến đút lót bọn ngươi. Ngươi sai vợ lẽ ngươi nhận lấy. Vả khi trước nó đút lót cho cha ngươi (Nguyễn Xí) 50 lạng, nay chuyển sang đút lót cho ngươi (cộng) là 80 lạng, hiện còn ở nhà ngươi, ngươi lại không biết hay sao? Nay đặc sai quan Tư lễ giám Nguyễn Áng đem sắc chỉ tới bảo ngươi và đòi lấy 80 lạng đút lót ấy mang về. Ngươi có tội mà không ngại sửa bỏ tội lỗi thì sau này chắc chắn không bị tai họa".

 

Viên an phủ sứ từng “nổi danh” về việc bòn rút của dân nhưng sau khi bị phát giác, nhờ khéo nói, vua chẳng những tha tội mà còn cho thăng chức nhiều lần. Viên quan này là…

A. Nguyễn Cư Trinh

B. Trần Thì Kiến

C. Hồ Tông Thốc

Đáp án chính xác là Hồ Tông Thốc.

Sách "Đại Việt sử kí toàn thư" (bản kỉ, quyển 8, tờ 9b) có ghi lại như sau:

Khi Hồ Tông Thốc còn làm chức An phủ sứ, có bòn rút của dân, việc bị phát giác. Vua Trần Nghệ Tông lấy làm lạ, thân hỏi việc này, Hồ Tông Thốc lạy tạ thưa rằng:

- Một người được ơn vua, cả nhà ăn lộc trời!

Nghệ Tông chẳng những tha tội mà sau đó còn cho thăng chức nhiều lần.

 

Trương Hán Siêu khi làm quan hành khiển dưới thời vua Trần Minh Tông từng tố oan cho hai hình quan tội ăn hối lộ. Ông đã chịu hình phạt như thế nào?

A. Phạt roi

B. Phạt tiền

Đáp án chính xác là phạt tiền.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Trương Hán Siêu khi làm quan hành khiển dưới thời vua Trần Minh Tông đã tố oan cho hai hình quan tội ăn hối lộ.

"Một hôm, Siêu nói trong triều rằng hình quan Phạm Ngộ và Lê Duy ăn hối lộ. Vua lập tức sai điều tra. Hán Siêu nói kín với người khác: Tôi làm việc ở triều đình được chúa thượng tin dùng cho nên mới nói thế, biết đâu lại có chuyện tra xét này... Đến khi tra hỏi, Hán Siêu đuối lý phải phạt 300 quan tiền".

 

Vị tướng nào từng được nhà Trần cho tòng tự ở Văn Miếu, nhưng trước đó tham 10 mâm vàng mà dẫn đến vua và tướng nhà Trần chết trận?

A. Đỗ Tử Bình

Đáp án chính xác là Đỗ Tử Bình.

Năm 1376, thời Trần Duệ Tông, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh.

Khi vua Duệ Tông đánh Chiêm Thành bị giặc vây hãm, Đỗ Tử Bình chỉ huy hậu quân không đến cứu giúp khiến vua cùng nhiều tướng khác chết.

Sau này, Trần Nghệ Tông truy tặng ông làm Thiếu bảo và cho ông được tòng tự ở Văn Miếu, thờ chung với Chu Văn An và Trương Hán Siêu. Mãi đến đời sau các thân sĩ không đồng tình với quyết định của Nghệ Tông nên tước bỏ Đỗ Tử Bình ra khỏi Văn Miếu.

Ngô Thì Sĩ viết trong "Đại Việt sử ký tiền biên": "Được thờ ở Văn Miếu tất người đó đã được Khổng Tử khen ngợi… Nếu chỉ vì văn chương tài nghệ và công nghiệp nhất thời, liền đưa lên thờ phụ thì sẽ nắm đồ thờ không kể xiết. Nhà Trần cho ba người là Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tử Bình được thờ ở Văn Miếu. Chu Văn An là hơn rồi, Hán Siêu không làm nổi chức vụ, Tử Bình dù chém cũng chưa hết tội, mà lại chen vào nơi cung đình lễ nhạc, thì còn sai lầm gì hơn". 

B. Đỗ Lễ

C. Nguyễn Nạp Hòa

 

Phương Chi

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An,  Nguyễn Huy Tự, Bùi Huy Bích…

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào? Bạn còn biết những gì về hai ông và dòng họ Phan Huy?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là người đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Tể tướng là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.