Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất trong sử Việt, nhưng sinh thời từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi.

Câu 1: Nhân tài kiệt xuất nào trong sử Việt từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi?

A. Đào Tá Hán

B. Đào Duy Từ

Đáp án chính xác là Đào Duy Từ. 

Đào Duy Từ (1572-1634) hiệu là Lộc Khê, quê ở làng Vân Trai, xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa (nay là làng Giáp Nỗ, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), là một trong những danh nhân kiệt xuất nhất sử Việt. Năm 21 tuổi ông dự kỳ thi Hương và đỗ á nguyên, trong kỳ thi hội bài thi đươc quan chủ khảo Nguyễn Hữu Liêu đánh giá rất cao, tuy nhiên có một điểm chưa vừa ý Chúa nên đang xem xét. Nhưng liền sau đó, bị phát hiện đổi họ đi thi, ông lập tức bị tước đoạt áo mũ, xóa tên bảng vàng.

C. Cao Bá Quát

 

Câu 2. Vì sao danh nhân Việt phải đổi họ để đi thi?

A. Phạm tội

B. Con nhà thương gia

C. Con nhà xướng ca

Đáp án chính xác là con nhà xướng ca.

Việc Đào Duy Tử phải đổi họ đi thi là bởi, cha ông – Đào Tá Hán vốn làm lính cấm vệ trong phủ chúa Trịnh có làm một bài thơ nhắc tên tên húy của Trịnh Kiểm, bị quy tội “phạm thượng”, phải chịu đánh đòn và bị đuổi về quê. Sau khi bị đuổi về, nhờ có tài âm nhạc, Đào Tá Hán đi làm nghề xướng ca cho một gánh hát. Theo quy định thời đó, con nhà xướng ca sẽ không được đi thi, làm quan…Đào Duy Từ vì muốn thỏa chí tang bồng nên ông đã đổi họ để đi thi.

 

Câu 3. Đào Duy Từ đã đổi từ họ Đào sang họ gì?

A. Trần

B.

Đáp án chính xác là họ Vũ.

Sau khi cha mất, thương con, mẹ của Đào Duy Từ đã tìm đến viên xã trưởng nhờ đổi họ. Viên xã trưởng đồng ý nhưng ra điều kiện là sau khi Đào Duy Từ thi đỗ mẹ ông phải lấy hắn làm vợ lẽ, thế cùng, mẹ ông nhận lời. Sau khi Đào Duy Từ thi đỗ á nguyên, viên xã trưởng bắt bà thực hiện lời hứa, bà lấy cớ đang để tang chồng xin thư thư đã, tức mình viên xã trưởng đem mọi việc tố cáo, khiến Đào Duy Từ bị đuổi về quê, còn viên xã trưởng cũng bị cách chức.

C. Nguyễn

 

Câu 4. Sau khi bị đuổi về quê, Đào Duy Từ vào Nam phục vụ chúa nào của họ Nguyễn?

A. Chúa Tiên

B. Chúa Sãi

Đáp án chính xác là chúa Sãi.

Trong buổi đầu mới vào Nam, Đào Duy Từ đi chăn trâu cho khám lý Trần Đức Hòa ở Bình Định. Sau nhận ra tài năng của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã giới thiệu ông với chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Từ đây, Đào Duy Từ trở thành quân sư của chúa Sãi, giúp chúa Sãi xây dựng và củng cố chính quyền, dần dần thoát khỏi sự kiểm soát của các chúa Trịnh.

C. Chúa Hiền

 

Câu 5. Đào Duy Từ có công hiến kế giúp chúa Nguyễn xây dựng Lũy nào để ngăn quân Trịnh?

A. Lũy Thầy

B. Lũy Trường An

C. Lũy Trường Dục

Đáp án chính xác là lũy Trường Dục.

Sau thất bại ở cuộc chiến thứ nhất (năm 1627) với họ Nguyễn, họ Trịnh luôn nghĩ cách, tìm cớ đem quân vào đánh. Năm 1630, khi Đào Duy Từ đang cho quân đắp luỹ Trường Dục thì Trịnh Tráng đưa quân tiến đánh. Quân Nguyễn chiến đấu anh dũng, đánh bại binh lính Trịnh. Năm sau, theo kế hoạch của Đào Duy Từ, chúa Nguyễn tiếp tục cho xây luỹ Đồng Hới. Những thành luỹ kiên cố đã giúp quân Nguyễn phòng thủ vững chắc, bảo vệ được thành quả trước đợt tấn công của quân Trịnh.

 

Câu 6. Ngoài tài năng quân sự, Đào Duy Từ còn được suy tôn làm ông tổ của ngành nào ở nước ta?

A. Chèo

B. Dân Ca

C. Tuồng

Đáp án chính xác là tuồng.

Xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ngoài tài năng chính trị, Đào Duy Từ còn rất giỏi âm nhạc, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, một số nơi tôn thờ là ông tổ nghệ thuật sân khấu tuồng. Có ý kiến cho rằng ông là người đầu tiên lập ra các đội múa hát, huấn luyện chuyên môn cho các nghệ nhân. Cơ quan phụ trách hát múa chính thức của Đàng Trong đã ra đời dưới thời chúa Sãi do ông sáng lập và phụ trách. Đào Duy Từ cũng là tác giả của nhiều điệu ca, vũ khúc.

Năm 1634 Đào Duy Từ qua đời, chúa Sãi vô cùng đau đớn, như mất đi cánh tay của mình, đến năm 1804, vua Gia Long truy tặng ông danh hiệu “khai quốc công thần lớn nhất của 9 đời chúa Nguyễn”.

Tiểu Uyên

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Lịch sử nước ta từng chứng kiến những trận thủy chiến kinh điển, vang danh mãi ngàn năm. Trong đó có trận đánh gây chấn động cả thế giới thời bấy giờ.

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Dưới thời nhà Nguyễn, có nhiều vị quan thanh liêm được lịch sử ghi nhận.

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Sinh thời, bà là Thái hậu rất giỏi trị nước, nhưng vì tranh đoạt quyền lực, bà đã phạm phải tội lớn, ép chết Hoàng hậu và 72 cung nữ. Khi nhận thức được sai lầm của mình, bà đã cho xây tới 100 ngôi chùa để sám hối.

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Trong giai đoạn đầu được cử vào cai quản Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã xây được một vùng lãnh thổ hùng mạnh, có thể đánh bại bất cứ thế lực ngoại bang nào.

Bạn biết gì về những vị vua lên ngôi vào ngày mùng 1 Tết?

Bạn biết gì về những vị vua lên ngôi vào ngày mùng 1 Tết?

Trong lịch sử Việt Nam, vua Mạc Thái Tông, Lê Thế Tông, Minh Mạng, Thành Thái lên ngôi đúng vào ngày mùng 1 Tết.

Vua nào mỗi tháng 15 ngày vào vấn an mẹ?

Vua nào mỗi tháng 15 ngày vào vấn an mẹ?

Sinh thời, ông là vị vua nổi tiếng hiếu thảo, ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều. Có lần vì lỡ làm mẹ nổi giận, ông tự nguyện dâng roi mây lên mẹ chịu đòn.

Thần tướng nước Việt nào thản nhiên ngồi uống trà dù bị kẻ thù chọc thủng đầu?

Thần tướng nước Việt nào thản nhiên ngồi uống trà dù bị kẻ thù chọc thủng đầu?

Chúng ta vẫn thường nghe Quan Vân Trường ngồi đánh cờ, uống rượu để yên cho Hoa Đà rạch xương chữa trị viết thương. Việt Nam của chúng ta cũng từng có một người như thế.