Gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc. Trong số đó, có người thậm chí còn được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài.

Câu 1: Nhân tài nào là nhà sản xuất vũ khí xuất sắc đầu tiên của nước ta?

A. Cao Thắng

B. Cao Lỗ

Đáp án chính xác là Cao Lỗ.

Cao Lỗ (?-179 TCN) là danh tướng tài giỏi nhất của vua An Dương Vương. Tương truyền ông là người đã chế ra nỏ thần (Kim Quang Linh Trảo thần nỏ), ngoài ra Cao Lỗ còn hiến kế khuyên vua Thục nên chuyển từ vùng núi về sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng, ông cũng tham gia chỉ huy xây dựng thành Cổ Loa. Với những đóng góp xuất sắc đó, Cao Lỗ được xem là danh tướng đầu tiên trong sử Việt.

C. Cao Hữu

 

Câu 2. Nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta trong thế kỷ XV, được suy tôn là ông tổ của súng thần công?

A. Hồ Nguyên Trừng

Đáp án chính xác là Hồ Nguyên Trừng.

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), tự là Mạnh Nguyên, hiệu là Nam Ông, con trai vua Hồ Quý Ly, từng làm quan Tư đồ dưới triều Trần, Tướng quốc dưới triều Hồ. Ông được đánh giá là nhà kỹ thuật quân sự đại tài, công trình sư lỗi lạc của nước ta trong thời phong kiến. Sinh thời, là người chế tạo ra súng thần cơ – loại vũ khí cực kỳ lợi hại lúc bấy giờ, về sau ông được suy tôn là “ông tổ của súng thần cơ”.

B. Hồ Hán Thương

C. Lê Trừng

 

Câu 3. Hãy điền từ còn thiếu vào câu nhận xét sau của Lê Quý Đôn: “…mỗi khi tế súng đều phải tế Trừng trước”?

A. Quân Hồ

B. Quân Minh

Đáp án chính xác là quân Minh.

Dù là danh tướng rất tài giỏi, nhưng vì triều Hồ không được lòng dân nên cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược nhanh chóng thất bại vào năm 1407, triều Hồ sụp đổ chỉ sau 7 năm tồn tại ngắn ngủi. Cả 3 cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng đều bị bắt đem về Trung Quốc. Mến tài của Hồ Nguyên Trừng, nhà Minh tiếp tục sử dụng, giao cho ông trông coi việc chế tạo vũ khí cho quân đội triều đình, ở xứ người Hồ Nguyên Trừng tiếp tục có những đóng góp xuất sắc. Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn thì “Quân Minh mỗi khi tế súng đều phải tế Trừng trước”.

C. Quân Thanh

 

Câu 4. Thất bại trong cuộc chiến bảo vệ thành nào khiến nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ?

A. Thành Đông Quan

B. Thành nhà Hồ

C. Thành Đa Bang

Đáp án chính xác là thành Đa Bang.

Thành Đa Bang là công trình quân sự lớn nhất của nhà Hồ, được xây dựng ở Sơn Tây (Hà Nội ngày nay). Nhận thấy âm mưu xâm lược nước ta của nhà Minh, cha con Hồ Quý Ly đã cho xây dựng thành Đa Bang thành một căn cứ quân sự trọng yếu, ngăn cản quân thù, với một hệ thống phòng thủ quy mô, kéo dài tới 400 km. Kết hợp với thành Đa Bang là hệ thống chướng ngại vật như dây xích, cọc gỗ cùng với các đồn quân ở các cửa sông, cửa nguồn, quan ải... Dù có công trình quân sự kiên cố, nhưng sau khi liên quân của Trương Phụ và Mộc Thạnh tấn công, căn cứ Đa Bang cũng nhanh chóng sụp đổ vào đầu năm 1407 do không được lòng dân ủng hộ. Sau thất bại này, nhà Hồ rơi vào thế bị động, và thất bại hoàn toàn sau đó.

 

Câu 5. Nhà kỹ thuật quân sự nào được xem là ông tổ của súng trường Việt Nam?

A. Cao Thắng

Đáp án chính xác là Cao Thắng. 

Cao Thắng (1864-1893) là danh tướng dưới quyền Phan Đình Phùng – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Có nhiều giai đoạn ông nắm quyền chỉ huy nghĩa quân khi Phan Đình Phùng đi liên kết với các thủ lĩnh khác. Cao Thắng là người có biệt tài về chế tác vũ khí. Ông ngày đêm mày mò nghiên cứu những khẩu súng trường thu được của quân Pháp sau đó tìm cách chế tạo loại súng tương tự. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng Cao Thắng cũng thành công. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, súng trường Cao Thắng chế tạo giống súng trường 1874 của Pháp tới mức ngay cả tướng sĩ Pháp cũng không phân biệt được.

B. Cao Thông

C. Cao Nữu

Tiểu Uyên

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.