- Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng ta đã lập nên những chiến công hiển hách, đánh bại nhiều kẻ thù hùng mạnh. Nhiều tướng lĩnh của kẻ thù xâm lược phải bỏ mạng khi mang quân xâm lược nước ta.

Câu 1. Viên quan đô hộ nào của nhà Đường từng sợ hãi đến phát bệnh mà chết khi bị nghĩa quân của Phùng Hưng tấn công?

A. Sĩ Nhiếp

B. Triệu Tiết

C. Cao Chính Bình

Đáp án: Cao Chính Bình là viên quan đô hộ của nhà Đường ở nước ta trong thế kỷ thứ VIII. Vào khoảng năm 766, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng đã lãnh đạo nhân dân ta chống lại nhà Đường đô hộ. Sau nhiều cuộc chiến thất bại, Cao Chính Bình phải cho quân Đường vào cố thủ trong thành Tống Bình. Bị nghĩa quân Phùng Hưng liên tục tấn công, Cao Chính Bình sợ quá, phát bệnh mà chết.

 

Câu 2. Hoàng tử của triều đại nào từng bị giết chết ngay tại trận tiền khi đem quân xâm lược nước ta?

A. Nam Triệu

B. Nam Tống

C. Nam Hán

Đáp án: Lưu Hoằng Tháo là hoàng tử của Nam Hán. Theo lệnh của vua cha (Lưu Nghiễm), năm 938, Hoằng Tháo kéo 20 vạn quân vào xâm lược nước từ theo đường biển. Được tin giặc tấn công, Ngô Quyền đã cho quân lính đóng cộc lên sông Bạch Đằng để đánh địch. Trong trận đánh lịch sử này, Lưu Hoằng Tháo đã bị quân ta giết ngay tại trận. Vua Nam Hán kéo quân đi yểm trợ cho con đến biên giới thì biết tin, khóc đến ngất xỉu, kéo quân trở về không bao giờ dám xâm phạm nước ta nữa.

D. Hậu Lương

 

Câu 3. Viên tướng nào của nhà Tống từng bị vua Lê Hoàn giết chết khi mang quân xâm lược nước ta năm 981?

A. Hầu Nhân Bảo

Đáp án: Hầu Nhân Bảo là viên tướng dũng mãnh vốn xuất thân từ dòng dõi nhiều đời làm võ tướng cho các triều đại phong kiến phương Bắc. Năm 980, sau khi nghe tin vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, vua Tống liền cử Hầu Nhân Bảo thống lĩnh quân đội sang xâm lược nước ta. Được tin giặc xâm chiếm bờ cõi, thái hậu Dương Vân Nga và triều thần đã suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Dưới sự chỉ huy của vua Lê Hoàn quân ta đã quét sạch quân Tống xâm lược, chủ tướng Hầu Nhân Bảo chị chém ngay tại trận Bạch Đằng năm 981.

B. Tôn Toàn Hưng

C. Hầu Nhân Nguyên

 

Câu 4. Viên tướng Liễu Thăng của nhà Minh từng bị nghĩa quân Lam Sơn chém bay đầu ở trận đánh nào?

A. Trận Nam Quan

B. Trận Mã Yên

Đáp án: Liễu Thăng là võ tướng cao cấp của nhà Minh, thời trẻ từng theo vua Minh Thành Tổ đánh đông dẹp bắc, lập nên nhiều chiến công. Liễu Thăng cũng là võ tướng dưới quyền Trương Phụ từng đem quân đánh bại cha con vua Hồ Quý Ly năm 1407. Năm 1427 Liễu Thăng lại được vua Minh cử sang đàn áp khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy nhưng khi vừa đến ải Chi Lăng ở Lạng Sơn thì bị quân của Lê Sát mai phục giết chết. Sau này Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo “Ngày 18 trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế / ngày 20 trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu”.

C. Trận Đông Quan

 

Câu 5. Tướng nào của giặc từng phải thắt cổ tự tử khi đem quân xâm lược nước ta?

A. Hứa Thế Thanh

B. Tôn Toàn Hưng

C. Sầm Nghi Đống

Đáp án: Sầm Nghi Đống là võ tướng của nhà Thanh. Theo sự mời gọi của Lê Chiêu Thống, cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống đã chỉ huy 29 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta, nhưng đội quân xâm lược này đã nhanh chóng bị quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đánh bại, bản thân Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử sau thất bại ở đồn Khương Thượng.

 Tiểu Uyên

Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

Có tới hai học trò về sau trở thành hoàng đế, một người xưng vương, cùng nhiều danh tướng khác. Ông là nhà giáo văn võ song toàn bậc nhất sử Việt.

Thầy giáo nào có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ?

Thầy giáo nào có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ?

Bằng phương pháp dạy học độc đáo, ông đã đào tạo được tới 74 học trò đỗ đại khoa, trở thành thầy giáo có nhiều học trò đỗ đạt cao nhất trong gần 1.000 năm khoa bảng nước nhà.

Tráng sĩ nào gắn liền với giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng”?

Tráng sĩ nào gắn liền với giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng”?

Ông là một trong những danh tướng nổi danh trong sử Việt, trước khi qua đời đã để lại giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng” được lưu truyền đến hôm nay.

Trần Khánh Dư bị đuổi về quê vì tội gì?

Trần Khánh Dư bị đuổi về quê vì tội gì?

Trần Khánh Dư được đánh giá là một vị tướng tài nhờ nhiều lần đánh bại quân Nguyên Mông, nhưng ông cũng có không ít tật xấu được sử sách ghi lại.

Những điều ít biết về bảy vị tướng lừng danh của nhà Tây Sơn

Những điều ít biết về bảy vị tướng lừng danh của nhà Tây Sơn

“Tây Sơn thất hổ tướng” là danh hiệu người đời dùng để chỉ bảy danh tướng của nhà Tây Sơn, từng cùng vua Quang Trung lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường.