Là danh tướng “đánh đông, dẹp bắc”, lập nên nhiều chiến công, khiến kẻ thù kinh sợ, nhưng cuối cùng vị tướng này lại bị giết chết chỉ bởi một miếng dưa hấu.

Câu 1: Danh tướng nào bị giết chết chỉ bởi một miếng dưa hấu?

A. Nguyễn Kim

Đáp án chính xác là Nguyễn Kim. Nguyễn Kim (1468-1545) là danh thần của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim không chịu thuần phục, trốn vào Thanh Hóa tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Sau này, chính Nguyễn Kim là người có công rất lớn trong công cuộc “Phù Lê diệt Mạc”, giành lại quyền lực cho nhà Lê. Tuy nhiên, khi đại sự đang thu được những thắng lợi lớn thì bất ngờ, Nguyễn Kim đã bị nhà Mạc đầu độc chết chỉ bằng một miếng dưa hấu.

B. Đinh Liễn

C. Phạm Hạp

 

Câu 2. Ai là người đã dâng dưa hấu đầu độc ông?

A. Đỗ Thích

B. Đỗ Tử Bình

C. Dương Chấp Nhất

Đáp án chính xác là Dương Chấp Nhất. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, người đầu độc chết Nguyễn Kim là võ tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc. Dương Chấp Nhất xuất thần từ từ hoạn quan dưới thời Mạc Đăng Dung, sau thăng dần tới võ quan cao cấp dưới thời Mạc Hiến Tông. Năm 1543, Chấp Nhất trá hàng nhà Lê, ngày 20 tháng 5 năm 1545, ông ta mời Nguyễn Kim sang chơi bên quân doanh của mình. Bấy giờ tiết trời mùa hè, đương lúc nắng nóng, Dương Chấp Nhất mời Nguyễn Kim ăn dưa. Sau khi ăn dưa về đến quân doanh của mình, Nguyễn Kim cảm thấy trong người không được khỏe và qua đời ngay sau đó. Dương Chấp Nhất ngay trong đêm đó lại trốn về lại với nhà Mạc.

 

Câu 3. Người con rể nào của Nguyễn Kim về sau đã mở đầu cho thời kỳ nắm quyền của dòng họ Trịnh?

A. Trịnh Tùng

B. Trịnh Kiểm

Đáp án chính xác là Trịnh Kiểm. Người con gái lớn của Nguyễn Kim là Nguyễn Thị Ngọc Bảo được gả cho Trịnh Kiểm – vốn cũng là danh tướng dưới quyền của ông. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm được thay thế vị trí của ông. Lợi dụng quyền lực trong tay, Trịnh Kiểm không ngừng tạo vây cánh, loại bỏ thế lực của họ Nguyễn. Về sau, Trịnh Kiểm nắm trọn quyền lực trong tay, biến vua Lê trở thành bù nhìn. Sau khi Trịnh Kiểm qua đời, người con trai thứ là Trịnh Tùng kế nghiệp ông đã xưng vương, mở đầu cho thời kỳ nắm quyền hơn 300 năm của dòng họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

C. Trịnh Xuân

 

Câu 4. Người con trai nào của Nguyễn Kim đã bị Trịnh Kiểm giết chết?

A. Nguyễn Hoằng Dụ

B. Nguyễn Uông

Đáp án chính xác là Nguyễn Uông. Thấy hai người con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng ngày càng trưởng thành, sợ phải trao quyền lại cho họ nên Nguyễn Kim đã ra tay giết hại Nguyễn Uông. Chứng kiến anh trai bị anh rể sát hại, Nguyễn Hoàng sợ bị giết nên đã đến nhờ chị gái Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Nghĩ đây là vùng “ô châu ác địa”, hẻo lánh, có thể gạt bỏ được Nguyễn Hoàng nên Trịnh Kiểm đã đồng ý. Lợi dụng thời cơ này, Nguyễn Hoàng di cư vào Nam, xây dựng lực lượng, mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.

C. Nguyễn Hoàng

 

Câu 5. Hoàng tử nào của nhà Lê được Nguyễn Kim lập làm vua, mở đầu của thời kỳ Lê Trung Hưng?

A. Lê Duy Diêu

B. Lê Tư Thành

C. Lê Ninh

Đáp án chính xác là Lê Ninh. Khi bị nhà Mạc cướp ngôi, hoàng tử Lê Ninh được đại thần Lê Quán cõng chạy trốn sang Ai Lao để nuôi dấu. Đến năm 1533, Nguyễn Kim cùng một số đại thần đã sang Ai Lao đón Lê Ninh và lập làm vua (Lê Trang Tông), mở đầu cho thời kỳ Lê Trung hưng. Sau khi lên ngôi, vua Lê Trang Tông đã tấn phong cho tứ vị công thần khai quốc, Nguyễn Kim là Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công, Trịnh Kiểm là Dực Quận công, Trịnh Công Năng là Tuyên Quận công, Lại Thế Vinh là Hòa Quận công lại ban cho mỗi vị một quả ấn và một thanh gươm để làm tướng soái tự mang quan bản bộ đi tiêu diệt quân Mạc và phủ dụ dân chúng ở các địa phương hướng về nhà Lê Trung hưng.

Tiểu Uyên

Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nguyễn Trực rất được các đời vua Lê yêu quý. Trong thời gian ông về quê chịu tang, vua Lê Nhân Tông đã sai người vẽ chân dung ông đặt bên cạnh ngai vàng để bớt nhớ nhung.

Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?

Ai là nữ quan đầu tiên trong sử Việt?

Dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn có những người phụ nữ vượt lên tất cả, khẳng định được trí tuệ không hề thua kém những bậc nam giới.

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất trong sử Việt, nhưng sinh thời từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi.